Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Việt Nam với Séc, EU
Thách thức ở Biển Đông, từ không trung tới đáy biển (22/06/2020)

GS James Borton (ĐH Tufts, Mỹ), người đang viết cuốn sách mới về Biển Đông “Dispatches from the South China Sea”, ngày 21/6 gửi cho Tiền Phong bài phân tích kế hoạch Trung Quốc áp đặt vùng nhận diện phòng không, phát triển “con đường tơ lụa thông tin”, thách thức nhiều nước trên thế giới.

Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông ảnh: CFP

Hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc lên kế hoạch áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Giờ đây, lợi dụng đại dịch toàn cầu COVID-19, biểu tình chống kì thị chủng tộc lan khắp nước Mỹ và vai trò lãnh đạo của Nhà Trắng suy giảm, Bắc Kinh đang thách thức Washington và các nước láng giềng ở châu Á bằng các tuyên bố, kế hoạch về không phận và cáp quang dưới biển. Tháng trước, cơ quan quốc phòng Đài Loan cảnh báo một nguy cơ ngày càng tăng là Trung Quốc sẽ áp đặt ADIZ ở Biển Đông.

Năm 2013, Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên Biển Hoa Đông chồng lấn với không phận và các đảo mà Nhật Bản cũng như Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Việc Trung Quốc áp đặt ADIZ dẫn tới căng thẳng với Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan, nhưng các chuyến bay thương mại vẫn hoạt động bình thường. Thời điểm đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama thúc giục các chuyến bay dân sự tuân thủ nguyên tắc nhận dạng của Trung Quốc. Nhưng giờ đây, cách phản ứng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ khác, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh. Gần đây nhất, Nhà Trắng cấm tất cả các chuyến bay thương mại chở khách của Trung Quốc bay tới Mỹ.

Vì một ADIZ trên Biển Đông sẽ liên quan vùng trời phía trên các quần đảo Pratas, Hoàng Sa và Trường Sa nên Mỹ tái khẳng định rằng, yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông cũng đe dọa nghiêm trọng quyền tự do đi lại trên các vùng biển. Mỹ vẫn đang duy trì các tiêu chuẩn tự do hàng hải. Trong một tháng qua, Mỹ đã gia tăng hiện diện quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Có thêm tàu hải quân Mỹ và máy bay ném bom B-1 của Không quân Mỹ đi qua khu vực Biển Đông. Mỹ muốn sự hiện diện của mình trong khu vực được các đồng minh, đối tác và Trung Quốc cảm nhận một cách rõ ràng. Gần đây, Trung Quốc liên tục quấy rối một số nước láng giềng có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, như Việt Nam, Philippines, Malaysia. Phía Trung Quốc đâm va tàu cá, quấy nhiễu tàu cảnh sát biển, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của các nước Đông Nam Á này.

Các động thái của Trung Quốc bắt nguồn từ mưu đồ và kế hoạch có hệ thống của họ. Trung Quốc ngang nhiên cải tạo các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, biến chúng thành các tiền đồn để triển khai máy bay, hệ thống tên lửa phòng không, radar, khí tài chống tàu nổi, tàu ngầm. Trung Quốc cũng tìm cách gia tăng kiểm soát các mạng lưới toàn cầu và hệ thống cáp dưới biển dùng để truyền thông tin, dữ liệu. “Hầu hết những người theo dõi Biển Đông sát sao nhất đều thấy rằng, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc biến thành tiền đồn là nhân tố chính thay đổi cuộc chơi nếu có bất kỳ xung đột Mỹ-Trung nào xảy ra trong tương lai”, ông Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch hàng hải của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ), nhận định.

“Con đường tơ lụa thông tin”

Không chỉ sử dụng ADIZ và các đảo nhân tạo ở Trường Sa để giám sát bầu trời, coi đây là hệ thống cảnh báo sớm, Trung Quốc còn đang phát triển “con đường tơ lụa thông tin”. Đó là hệ thống cáp dưới biển phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự. Chúng được dùng để thu thập thông tin giám sát quân sự và khoa học, truyền dữ liệu về Trung Quốc. Việc này tạo ra một nguy cơ an ninh tiềm tàng. Các nhà phân tích cảnh báo rằng, Hải quân Trung Quốc tìm cách gia tăng kiểm soát eo biển Luzon và Biển Đông để nước này tạo ra một khu vực liên kết rộng lớn, có thể kết nối với đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn thuộc Trường Sa (của Việt Nam) thông qua mạng cáp quang dưới biển. Các nước cần tìm hiểu sâu về các kênh liên lạc nhạy cảm đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin tình báo và bảo đảm năng lực quân sự.

“Trong khi xem xét các thách thức mà Trung Quốc tạo ra trên bề mặt Biển Đông, chúng ta cũng cần nhìn sâu xuống đáy biển u tối để xem họ làm gì dưới đó”, đô đốc Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu James Stavridis nói. Hiện có khoảng 400 tuyến cáp quang dưới biển truyền dữ liệu với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Khối dữ liệu này bao gồm email, văn bản và các giao dịch tài chính của thế giới trị giá 15.000 tỷ USD. 

TPO

Tin mới:
Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội(26/04/2024)
Thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn giữa Việt Nam và Slovakia(26/04/2024)
Thành phố Hạ Long tiếp đoàn công tác của Đại sứ Cộng hòa Séc(21/04/2024)
Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dự Giỗ Tổ Hùng Vương(21/04/2024)
Thầy cũ ở châu Âu của Filip Nguyễn ứng tuyển dẫn dắt ĐT Việt Nam(20/04/2024)
Tiếp tục hồi hương những người Việt không được Anh cho cư trú(19/04/2024)
Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary(18/04/2024)
Việt Nam, LB Nga thúc đẩy hợp tác giáo dục và đào tạo(17/04/2024)
Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh, Nghệ An(17/04/2024)
Thông báo học bổng Chính phủ du học tại Romania năm 2024(17/04/2024)
Các tin khác:
Đường bay Việt Nam đi châu Âu tránh xa vùng xung đột Trung Đông(15/04/2024)
Cộng hoà Séc muốn sớm mở đường bay thẳng, tuyển nhiều lao động từ Việt Nam(10/04/2024)
Cảnh sát Slovakia buộc tội 8 người, trong đó có cựu cố vấn của Fico, trong vụ bắt một người Việt Nam(06/04/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương hội đàm với Phó Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Piotr Zgorzelski(28/03/2024)
VFF chính thức bổ nhiệm người thay thế HLV Troussier(28/03/2024)
VOV và Đài Phát thanh Quốc gia Bulgaria ký thỏa thuận hợp tác(26/03/2024)
Đại học Baťa sẽ hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ(23/03/2024)
Đoàn kiểm tra của Cục Thú y Việt Nam có thể đến Séc vào đầu năm 2025(21/03/2024)
Việt Nam - Cộng hòa Séc tăng cường hợp tác đầu tư trong nông nghiệp(21/03/2024)
Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước(21/03/2024)
Máy bay huấn luyện L-39NG đầu tiên của Séc tại Việt Nam(20/03/2024)
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ(20/03/2024)
TPHCM mong muốn thúc đẩy phát triển quan hệ với Cộng hòa Séc trên các lĩnh vực(20/03/2024)
CH Séc mong muốn xuất khẩu bò giống, sản phẩm thức ăn chăn nuôi sang Việt Nam(20/03/2024)
Výborný bay đến Philippines và Việt Nam. Vì bia, thịt và lao động(14/03/2024)
Vietnam Airlines sẽ bắt đầu bay tới Munich vào tháng 10(12/03/2024)
Việt Nam và Slovenia tham vấn chính trị, thúc đẩy quan hệ phát triển mạnh mẽ(12/03/2024)
Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan(09/03/2024)
Lý do Vietnam Airlines hủy liên tiếp các chuyến bay đi Đức(06/03/2024)
Tổng thống Séc nhận giấy ủy nhiệm của các đại sứ mới trong đó có đại sứ Việt Nam(05/03/2024)
Cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại Thụy Sĩ(05/03/2024)
Các nghị sĩ sẽ bay tới Việt Nam, Argentina, Philippines và một lần nữa tới Đài Loan(29/02/2024)
Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024 tại Nga sẽ quy tụ 28.000 người tham gia(27/02/2024)
Khai trương Phòng thư viện Việt Nam tại Viện nghiên cứu của nước Nga(23/02/2024)
Kazakhstan khai thác chuyến bay từ Nga đến Việt Nam(18/02/2024)
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”(03/02/2024)
Dự báo lượng du khách Nga đến thăm Việt Nam sẽ tăng nhanh(01/02/2024)
Những người về hưu ở Séc nhìn chung đứng thứ 10 trên thế giới, thậm chí đứng đầu về phúc lợi vật chất(26/01/2024)
Tổng thống Steinmeier: Lao động Việt có thể giúp Đức cải thiện thiếu hụt nhân lực(24/01/2024)
Tổng thống Đức đến Việt Nam(23/01/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này