Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Tán dóc cho vui: Đậu phụ (04/08/2019)

Tuy bão đã tan, trời có lúc hửng nắng, nhưng hơi oi ả, chắc lại có mưa, tuần Mưa Ngâu mà. Sáng ra chợ chạy đầu ngõ có bán đậu phụ, thôi thì trời mưa, ăn đậu rán cũng hợp chứ sao? Bìa đậu được cắt ra thành những lát mỏng được rán non thôi, một nắm rau kinh giới, một ít mắm tôm với vài lát ớt, một ít bún tươi, chai bia nữa, thế là xong một bữa. Ngoài trời nghe có tiếng sấm, lại sắp mưa rồi. Ăn món bún đậu chấm mắm tôm này lại nhớ đến món “bún mẹt”, một thuật ngữ chỉ món bún đậu, kinh giới, mắm tôm, kèm theo món chả lợn hay bò, được bày vào một cái mẹt đan bằng tre, thường thì 4 người ăn chung một mẹt, nếu bạn ít người hơn hay nhiều người hơn thì nhà hàng tính suất mà đem ra, mà có gọi thêm cũng được, chẳng sao hết. Đây là món ăn rất bình dân, tôi chỉ nhớ trung bình vài chục ngàn một suất.

Hồi bé tôi đã quá quen mới món đậu phụ rán, đậu phụ luộc chấm mắm hay chấm tương, nó là thức ăn quen thuộc. Có lần còn được thử món bã đậu quấn lá rau riếp, nó khác rau xà lách đấy nhé, ăn chơi chơi thôi vì không ngon.

Thế tiếng Séc là gì họ có ăn không? Ai làm món này? Vì thời trước ở Tiệp khắc làm gì có món đậu phụ này thế nên làm sao mà biết được tên Séc của nó.

Tofu, (hay còn gọi là) tou-phu (danh từ giống trung, không biến)…(trích Đại từ điển giáo khoa S-V VaTi).

Tôi không biết, nhưng bạn bè bảo ở chợ Sapa Praha, thứ gì cũng có, vậy thì đến đó thể nào cũng mua được món đậu phụ.

Đậu phụ (tiếng Trung: 豆腐, âm pinyin: dòufu, âm Hán Việt: đậu phụ hayđậu hũ[1]) là một món ăn dân dã của người dân một số quốc gia Đông Á như Trung Hoa, các nước vùng Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc.[2] Món này có nhiều cách gọi: đậu khuôn ở miền Trung và đậu hũ hoặc tàu hủ ở miền Nam. Đậu phụ là món ăn có thể giúp phòng chống xơ vữa động mạch, cũng thường được làm món ăn chay cho những người theo đạo Phật. Mặc dù có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, nhưng khi ăn cũng phải để ý do nguyên liệu là đậu nành, có chứa chất paponin chất này bài tiết I-ốt trong cơ thể, nếu ăn nhiều trong một thời gian dài thì rất dễ dẫn đến thiếu I-ốt.

Hàm lượng protein trong đậu phụ khá cao, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ sắt và dễ dẫn đến tiêu hoá không tốt, chỉ nên ăn 100g là thích hợp cho cơ thể. (theo vi.wikipedia.org)

Mỗi địa phương tại Việt Nam lại có cách làm đậu phụ riêng, tuy nhiên đậu Mơ được làm tại làng Mai Động, nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội được cho là ngon hơn cả.

Tuy đậu được làm tại làng Mai Động nhưng vốn làng này thuộc Kẻ Mơ (gồm: Hoàng Mai, Hồng Mai, Tương Mai, Bạch Mai, Mai Động) nên đậu được gọi là đậu Mơ. Xuất xứ tên gọi này cũng giống với món cà Mơ nổi tiếng trong ẩm thực Hà thành (nay đã thất truyền) vốn là giống cà được trồng ở làng Hoàng Mai cũng thuộc Kẻ Mơ và nằm ngay sát làng Mai Động. Dấu vết của đơn vị hành chính Kẻ Mơ cũng lưu lại với tên gọi Chợ Mơ là một chợ nhỏ nằm trên ngã tư giao 2 phố Bạch Mai và Minh Khai tại Hà Nội cho đến ngày nay (Bây giờ có thể đã thay đổi rất khác rồi).

Quy trình làm đậu Mơ tại làng Mai Động được truyền từ đời này qua đời khác và phổ biến với tất cả các gia đình trong làng. Nhà ai cũng biết quy trình làm đậu phụ và trước đây có rất nhiều gia đình sống bằng nghề này. Người làm đậu thường dậy từ rất sớm, khoảng 3h sáng để bắt đầu công việc của mình theo trình tự:

Chế biến công phu, nhưng món đậu phụ xưa nay vẫn là một trong những món ăn bình dân nhất, cho dù trong thời kỳ nào thì người ta cũng chỉ cần dùng những đơn vị tiền nhỏ như "trăm đồng" ngày nay (2006) để mua một bìa đậu (cách gọi dân gian của miếng đậu). Bây giờ phải dăm ngàn theo thời giá đồng tiền hiện nay.

Đậu phụ nóng, mới có thể ăn luôn không cần chế biến, thường được chấm với mắm tôm, mắm tép hoặc nước mắm tỏi. Tuy nhiên, cách ăn phổ biến nhất vẫn là đậu rán, người ta rán đậu trong mỡ sôi già để có miếng đậu với lớp vỏ vàng, ròn và ngậy. Đậu rán có thể ăn với cơm hoặc bún. Món bún đậu mắm tôm với rau kinh giới là món ăn rẻ, ngon và hấp dẫn rất nhiều người. (theo Đậu phụ mơ-vi.wikipedia)

Hà Nội, ngày 4.8.2019

NKV

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này