Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Ngõ hẻm (30/04/2017)

Trong một lần “nấu cháo” trên điện thoại, tôi nghe được câu chuyện của một anh bạn trước kia ở cùng cơ quan. Anh kể với tôi, họ là bạn vong niên, nói rõ thêm là từ hồi được cơ quan phân cho một gian mái nhà mái lợp nứa cách đây đã hơn 40 năm có lẻ trong một ngõ hẻm, và quen biết nhau từ hồi ấy.

Và đây là câu chuyện do anh bạn tôi kể lại.

Thời bao cấp ấy mà, cấp sao thì ở vậy, vì cho dù có tiền đi chăng nữa thì lấy đâu ra nguyên vật liệu để mà sửa sang cho tươm tất hơn. Chung đụng nhau đủ mọi thứ, từ nhà vệ sinh cho tới vòi nước và bể nước công cộng.Tem phiếu chì cũng được phân chia ra theo cấp thứ hạng, bìa A,B,C,... từ cán bộ cao cấp mua ở cửa hàng giao tế ở Tông Đản cho đến bìa phiếu nhân dân ở các quầy thương nghiệp ở tất cả các chợ. Muốn không phải xếp hàng thì phải thân quen. Xếp hàng và xếp hàng, xếp gạch, xếp ngói, nghĩa là xếp mọi thứ có thể để chờ đến lượt mua mấy lạng thịt, mấy cân gạo hôi, mấy lít dầu hỏa làm chất đốt, mấy bìa đậu rồi cả mấy mớ rau muống của mậu dịch… mọi thứ. Kêu ca ư? Chẳng ích gì, có khi còn bị quy kết là phản động, tay sai. Thế mới có không biết bao nhiêu chuyện bi hài sau ngày giải phóng miền Nam: “ Miền Nam nhận họ-Miền Bắc nhận hàng”. Sau chiến tranh, ở nơi nào chẳng thế? Bây giờ nhắc lại thời ấy, bọn trẻ cứ ngấm nguýt hoài: các cụ lại giở chuyện ngày xưa rồi, kinh khủng quá.

Chúng tôi ở cùng ngõ với nhau từ thời đó. Chẳng phải ngồi lê mách lẻo hay ngồi buôn “dưa lê”, nhưng mọi người biết nhau và hay chia sẻ chuyện hàng ngày, giúp nhau những lúc có thể, còn không thì cũng chia sẻ chuyện nọ chuyện kia những lúc gặp nhau. Bọn trẻ con lớn lên trong ngõ hẻm, chúng biết nhau, vui chơi với nhau và chia sẻ với nhau từ mẩu bánh mì, củ khoai củ sắn cho tới cái kẹo lạc…

Bây giờ chúng đã lớn, có gia đình riêng, có nghề và sống dễ chịu hơn nhiều thời của bố mẹ. Nhiều đứa đã trưởng thành, vụ trưởng nọ, vụ trưởng kia, có đứa thì kinh doanh, có đứa thì làm công chức, đứa thì làm giáo viên. Thời thế đã khác, đổi mới và tiếp tục đổi mới. Thế hệ thứ ba, con cái của chúng nó cũng đã học đến cấp nọ cấp kia rồi.Mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi nhà mỗi chuyện. Chỉ có điều là theo quy luật thời gian, chúng tôi đã già đi nhiều, lưng đã còng trước những gánh nặng cuộc đời, và bây giờ tới lúc ngẩng đầu lên thì mới thấy mình đã ở tuổi xế chiều.

Anh ấy là con người tân tiến, từng học tập ở tây, anh có địa vị và một gia đình lý tưởng. Nhà có trai có gái, chị ấy cũng là công chức và có thời gian để thu vén việc nhà. Khi con cái trưởng thành và có gia đình riêng, ông bà yên vui tuổi già bên cạnh con cháu, thế thì còn gì bằng, nhiều người mong thế mà đâu có được.Thế nhưng, như cổ nhân vẫn nói “nhân vô thập toàn”, chị đã đi trước anh vì bạo bệnh. Anh cảm thấy bơ vơ, hụt hẫng, chênh vênh, anh sống một mình và tìm niềm vui mới là chăm mấy con mèo trong nhà để làm bầu bạn. Xét về nhiều mặt thì hoàn cảnh của tôi cũng còn tệ hơn anh, nhưng tôi xử lý hơi khác, đúng ra là chẳng có một khuôn mẫu nào hết cho tất cả mọi người. Anh ấy đã đi bước nữa và không còn ở chung ngõ hẻm.

Tôi cho là anh đã có sự lựa chọn và lựa chọn dũng cảm. Thỉnh thoảng anh về nhà cho bọn mèo thức ăn, vẫn đi xe máy, và đôi lúc anh em gặp nhau nói vài câu chuyện. Anh kể về chuyện đi bước nữa, cưới hỏi đàng hoàng với một cô giáo lỡ thì và hai anh chị mua một căn hộ sống cùng nhau, độc lập hẳn với con cháu. Tôi ủng hộ vì anh nói tuy có con trai và con gái nhưng chẳng thích sống phụ thuộc vào đứa nào, mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người mỗi tính, tự do là sướng nhất. Nhưng chỉ lo khi mình bị đau yếu hay bệnh tật, ai chẳng thế.

Có lần anh ấy tâm sự với tôi:

- Thế hệ trẻ bây giờ rất khác thời anh em mình chú ạ.

- Chuyện ấy chẳng lạ anh ạ, chỉ có điều bây giờ nó bùng nổ gay gắt hơn mà thôi.

- Chú tính xem, nó nấu gì thì mình phải ăn thứ ấy, không thèm hỏi xem là bố ăn thứ này có hợp không, có ngon miệng không? Bố bảo bố chỉ ăn lưng bát cơm thôi nhưng hôm nay bố lại ăn hơn hai bát, làm cả nhà thiếu cơm. Chuyện cỏn con tích tụ lại thành ra chuyện không nhỏ. Chả nhẽ ở với chúng nó mà lại nấu hai nồi? Còn mấy thằng cháu trai thì học hành suốt ngày, ở nhà nó cũng có khác gì như mình ở một mình.

- Sao bác không nói cho rõ một lần đi. Em thấy có nhà vợ chồng ly thân,vẫn ở chung nhà nhưng nồi ai người đó nấu đấy thôi?

- Lại còn nữa, ngay cả cô con gái cũng thế, à mà phải nói thế nào cho chính xác nhỉ? Nó cứ năn nỉ và mua vé cho bố vào chơi với vợ chồng chúng nó ở Sài gòn. Mình lỡ tay chỉ làm tuột cái ống lọc nước thôi mà nó làm um lên, bực quá chú ạ, chả lẽ lại bay ra HN ngay cho rồi. Mình không nói gì và lẳng lặng ra phố mua một cái đai sắt có ốc vít và sửa lại ống lọc nước để không có chuyện bị tuột nữa và không nói thêm một lời nào.

- Thế bác còn chưa đau bằng em nhé.Cô con gái em một lần ngắm nghía nhà, thản nhiên nói bố ở thế này phí quá nhỉ, ý nó là, em đọc ra thế, nếu cho thuê thì có tiền rồi. Tính em bác biết rồi, em thích tự do và không thích không gian riêng tư bị chung đụng, nó chỉ nói thế mà em đã thấy chạnh lòng rồi, tiền đâu có phải là tất cả.

- Mình đã chia của nả cho hai đứa rồi, thằng anh nhà cửa ở một nơi, cô em gái lấy chồng ngoại quốc nhưng đang làm việc ở Sài gòn thì mình cho căn nhà trong ngõ hẻm, thủ tục pháp lý đã xong hết, và hai vợ chồng mình mua căn hộ riêng, cũng chẳng rộng rãi gì đâu.

- Bác lo và lo xa được như thế là quá giỏi rồi, em thì “hàng” luôn, chưa chia chác gì hết, khi nào ông “già” này đi thì tự mà chia nhau.

- Nhà nó có bốn người, mình chỉ muốn là chúng nó luân phiên nhau gọi điện hỏi thăm thôi để đỡ phải đi lại nhiều, thế mà có được thế đâu, tính ra cách 4 ngày mới phải gọi một lần.

- Thôi bác ạ, nghĩ ngợi nhiều làm gì, nước mắt chảy xuôi mà.

- Chú nói thế cũng đúng, nhưng người già mình buồn quá chú nhỉ.

- Bác có “fejbuk” không, rỗi thì lên đó nói chuyện, để cho đầu óc chúng mình đỡ bị “chập cheng”, còn nói theo chuyên môn thì gọi là gì nhỉ…, em nhớ ra rồi, đỡ bị azeimơ hay azei má gì đó.

- Ồ xin lỗi chú nhé, mình cúp máy đây, nói chuyện dài gần nửa tiếng rồi, cô nhà mình chắc đã đi chợ về vì có tiếng chuông ngoài cửa.

Đó là câu chuyện tôi nghe anh bạn cũ kể lại trong một lần “nấu cháo” điện thoại kể lại và tôi vội ghi lại kẻo lại quên mất.

Hà Nội, ngày 29 tháng 4/2017.

NKV

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này