Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Niềm tin tâm linh mù quáng và nỗi buồn của người xa xứ (01/07/2016)

Đi Séc gần hai mươi năm nay, chưa bao giờ chị H thấy đau đầu như lúc này. Nhiều năm qua chăm chỉ buôn bán và nhờ trời cũng cho tí lộc nên gia đình chị cũng thuộc hàng khấm khá. Nhà ở Việt Nam cũng có hai cái. Một ở căn nhà trong ngõ nhỏ ngoài thị xã, một xây cất cạnh khu rẫy rộng mấy ngàn mét vuông ở tại quê chồng đang phải nhờ người chăm nom.

Bên này vợ chồng chị có một quầy hàng thập cẩm, từ quần áo đến đồ ăn thức uống hàng ngày, buôn bán túc tắc đủ tiêu, cố gắng tiết kiệm để mỗi năm vợ chồng chị thay nhau bay về quê hiếu kính bố mẹ. Nhiều năm nay cuộc sống cứ bình lặng trôi qua, sóng to gió lớn bắt đầu từ khi một số đại gia nơi vùng quê nghèo của chị ào ạt trở về mua đất xây lăng mộ cho cha mẹ họ hàng. Họ xây rất to, rất hoành tráng, cứ như một cung điện vậy. Mồ mả họ hàng gia tộc đưa hết vào một chỗ để thờ cúng, những ai đến tuổi gần đất xa trời cũng được sắp xếp một chỗ thứ tự theo vai vế và còn rất nhiều chỗ dự phòng cho con cháu chắt chút chít đời sau khi khuất bóng. Người nghèo trong huyện trông mà thèm, thế là phong trào đua nhau xây mộ, xây nhà thờ họ, nhà tưởng niệm cha mẹ bắt đầu theo nhau mọc ra. Các họ ganh đua nhau, càng nghèo càng phải cố gắng làm to, làm thật hoành tráng vì họ không muốn mất mặt và cho rằng những người giàu được là nhờ chăm chỉ hương khói thờ phụng và quan tâm đến nơi thờ phụng nên mới được ban lộc để cho cuộc sống giàu có. Cứ thế họ đua nhau chọn chỗ hợp phong thủy, rồi góp tiền ốp đá đổ bê tông, đúc tượng, đào ao làm cầu…cho chỗ thờ cúng mặc cho chỗ ở của mình và gia đình nhà ngói nền đất mưa dột nắng xiên. Nhiều anh chị em còn quay sang tranh chấp nhau nhà đất nơi các cụ đã từng sinh sống để xây nơi tưởng niệm, lưu giữ những kỷ vật của ông bà bố mẹ đã mất.

Nhà chị gánh hai cái nạn luôn. Ở trong quê, dưới sức ép của họ hàng, bố mẹ chị không chịu nổi đã phải cắt đất của chị để góp phần xây nhà thờ họ và nơi an nghỉ cho các cụ. Dĩ nhiên tiền của vợ chồng chị đóng góp phải nhiều nhất vì dù gì người ở Tây giàu có thế cơ mà. Chưa xong, căn nhà ở thị xã chị xây trên phần đất của bố mẹ nhiều năm trước hiện cũng đang là ngọn nguồn tranh chấp. Nhà bố chị có năm chị em, trước đây ở trong một ngôi nhà trên diện tích đất gần trăm mét vuông là do tổ tiên để lại. Sau này các anh chị của bố chị lấy vợ gả chồng phiêu dạt đi khắp nơi chỉ có bố mẹ chị sống ở đó cùng các cụ. Nhiều năm trước khi đất cát chưa có giá trị, các cụ chị đã xẻ một nửa cho một cậu con trai lớn xây nhà, phần còn lại cậu nhỏ là bố chị lấy vợ ở cùng các cụ. Bác chị sau này ăn nên làm ra bán đất đi mua nhà nơi khác. Bố mẹ chị vẫn sống ở đấy đến khi chị đi Tây mới gửi tiền về để bố mẹ xây nhà, lấy chỗ ở khang trang và là nơi con cháu họ hàng gặp gỡ mỗi khi trở về quê cũ. Chả biết cái phong trào xây nhà tưởng niệm thờ cúng các cụ này thế nào lại rơi vào gia đình chị. Họ hàng cứ đòi xây một căn nhà tưởng niệm và thờ cúng các cụ trên mảnh sân nhà chị với lý lẽ rằng đó là đất các cụ để lại, xây trên đó mới ý nghĩa. Và nó phải tách biệt với nhà chị để mọi người tự do ra vào thờ cúng tổ tiên, và rằng có thờ cúng thì cả họ mới phát tài, bởi nếu không mình nhà chị hưởng hết còn cả họ lụi bại…Cái lý lẽ cùn ấy không biết họ nghĩ ở đâu ra, bởi nếu chị không chăm chỉ lao động nơi xứ người thì lấy đâu ra tiền xây lại nhà, mảnh đất đó có khi cũng bán đi từ lâu như những hàng xóm xung quanh. Họ đâu biết mấy chục năm ở Tây chị vất vả thế nào. Những năm mới sang đi làm nhà máy, có đồng nào dành dụm chị lại đóng hàng gửi về giúp bố mẹ, gửi về cho chồng nuôi các con khôn lớn. Sau này khi Cách mạng Nhung xảy ra chị theo anh em bạn bè ở lại xứ người đi thuê một chỗ nơi chợ trời để bán hàng. Để dành được ít tiền lại lo đón chồng sang đoàn tụ. Sáng chị dậy từ 5 giờ đi ra chợ, hì hục khuân mấy chục thùng, bao hàng đến chỗ của mình rồi hì hụi lắp từng thanh sắt căng bạt thành mái che rồi mới bày hàng lên những chiếc bàn đóng bằng gỗ thô sơ. Buổi chiều lại xếp hàng lại, dỡ lều bạt chở vào kho gửi. Một năm 365 ngày chị chưa từng nghỉ, ốm đau vẫn gắng gượng bởi nghĩ một ngày đi chợ bằng cả tháng trước đây chị bươn chải ở nhà, cố một chút bố mẹ chị tuổi già không phải lo lắng, cố một chút các con chị và vợ chồng chị sau này về già không phải ăn bữa nay lo bữa mai, cố một chút vì bao người nơi quê nghèo nhà chị muốn mà không được, cố và cố là từ để chị động viên mình vượt qua. Hai bàn tay chị vốn đã làm bao việc vất vả ở quê nhà mà vẫn còn lên mấy tầng chai vàng cứng. Mùa hè phơi trong nắng gió, mùa đông cả ngày đứng trong gió tuyết bán hàng, che chỗ này, hứng chỗ kia vì sợ mưa, sợ tuyết rơi vào hàng ẩm ướt, không bán được thì ố hỏng hàng chỉ có bỏ đi. Cả ngày mải bán hàng chẳng dám uống nhiều nước vì phải đi vệ sinh tốn tiền, đã thế không trông được hàng thì mất trộm hoặc bỏ lỡ khách. Mười mấy tiếng đứng ngoài trời lạnh, mặt mũi chân tay tê bì, về đến nhà ấm áp chân tay mặt mũi đỏ rực sưng phồng nứt nẻ vẫn phải gắng gượng nấu ăn giữ sức khỏe để mai lại chiến đấu tiếp. Mỗi chiều thứ năm phải dọn hàng sớm hơn để chạy ra chỗ chợ đổ hàng nhặt thêm chút hàng bổ sung. Trời mùa hè nắng ráo còn đỡ, mùa đông đường dốc ngoằn nghoèo đóng đá, sương mù dày đặc vẫn cố ôm vô lăng chạy xe mấy chục cây số trong đêm về nhà để kịp buổi chợ ngày mai…Dù mới ở tuổi trung niên nhưng sức khẻ của những người như chị cũng xuống cấp lắm rồi. Xương khớp rệu rãc vì làm nặng và đứng trong lạnh, bệnh thận và đường ruột phổ biến vì nhịn nhiều quá, chưa kể càng ở lâu căn bệnh dị ứng càng tăng lên. đến mùa phấn hoa thì mặt mũi sưng cả lên, chưa kể khó thở có khi phải nhập viện. Công việc buôn bán ngày càng khó khăn hơn nhưng chi tiêu đâu có giảm. Chỉ riêng tiền thuê nhà ở và nộp bảo hiểm y tế, xã hội đã ngốn mất hơn ngàn đô một tháng nên để đủ chi tiêu, trả tiền thuê quầy quán và các chi phí khác vợ chồng chị cũng phải gồng mình lên mở cửa từ 5 giờ sáng để bán thêm mấy tờ báo và đến 10 giờ đêm mới đóng cửa để vợt nốt mấy khách hàng nửa đếm túng thiếu vài món vật dụng. Vast vả là vậy, chi tiêu gia đình chị cũng tiết kiệm lắm, nhưng mỗi lần về thăm quê vẫn phải sắm sửa đầy đủ quà cáp cho bố mẹ anh chị em họ hàng hai bên. Mỗi dịp nhà có việc anh chị đều góp phần lớn hơn bởi dù sao mình cũng mang tiếng đi tây, cũng có dư dả hơn người ở nhà. Vậy thôi mà trong mắt những người quê chị và cả họ hàng chị sướng lắm, đi tây „xúc“ được tiền. Nhưng họ đâu biết những người đi Tây như chị còn chẳng biết đến danh lam thắng cảnh cho dù đang sống ở nơi được ca ngợi là đẹp tuyệt vời, là trái tim của Châu âu.

Trừ một số đại gia nhanh chân phất lên nhờ đầu tư đúng chỗ, mở chợ đánh hàng là giàu có, sẵn tiền sẵn của, phần lớn những người như chị đều chân chỉ hạt bột làm ăn, đổi sức mình, chăm chỉ tích góp để sau này tuổi già không phải nương nhờ con cháu hay xã hội.

 Nghĩ chuyện nhà mình, nghĩ chuyện phong tục quê mình chị buồn lắm và cũng rất nhiều người nơi đây có cùng tâm trạng với chị. Niềm tin tâm linh mù quáng và nỗi buồn của người xa xứ nào ai có hiểu thấu cho không?

Đi Tây, đừng nghĩ và khoác cho nó cái áo bóng bẩy là nhặt được rất nhiều tiền một cách hợp pháp. Nó chỉ là sự đánh đổi sức lao động và hy sinh ở mức cao hơn một chút mà thôi.

Từng tờ tiền có được đều thấm đẫm bao mồ hôi công sức của người làm ra và được đổi bằng những năm thanh xuân tuổi trẻ vợ chồng phải xa nhau, con cái thiếu vắng tình mẫu tử… nên chị rất quí trọng và như bao người xa xứ kiếm ăn, chị mong muốn được mọi người ở trong nước hiểu đúng, thông cảm và trân trọng.

Mai Lan

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này