Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Già cậy con… (04/05/2016)

Sống ở Czech hàng chục năm, nhiều người Việt đã coi nơi đây là quê hương thứ hai gắn bó với họ không khác gì quê cha đất tổ. Sang xứ người với nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng những sợi dây gắn bó với quê hương với cha mẹ luôn là nỗi trăn trở, quan tâm lớn nhất đối với mỗi người. Cận kề chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già xế bóng là niềm mong mỏi của mỗi người con xa xứ.

Cuộc sống nơi đây không phải dễ dàng kiếm ra đồng tiền như nhiều người trong nước nghĩ nhưng chăm chỉ chịu khó thì công sức mình bỏ ra cũng được đền bù xứng đáng. Nhờ chăm chỉ, những người đến đây sau thời gian dài lao động có tích góp của mình để giúp đỡ người trong nước và về thăm quê hương. Nhiều gia đình đưa cả anh chị em họ hàng sang đây làm ăn. Họ xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái, phát triển kinh doanh thành đạt, tuy nhiên phần lớn họ có cha mẹ lớn tuổi vẫn sống ở Việt Nam. Vì đặc thù công việc và cuộc sống họ không thể ở lâu dài ở quê hương nên có điều kiện dư dả ai cũng muốn đón bố mẹ sang Czech chơi để biết trời Âu là gì, để cha mẹ biết rõ hơn cuộc sống của con cháu mình nơi đất khách quê người.

Sang chơi đã khó, giữ được các bậc cao tuổi ở lại cùng con cháu ba tháng và nhiều hơn nữa là cả một vấn đề rất khó, làm đau đầu bất cứ ai bởi người già thích gần con cháu nhưng lại sợ xa rời nơi mình thân quen, không biết tiếng, không bạn bè không có chỗ giao lưu…

Chị K có hai chị em ở bên này, chị còn mẹ già sống một mình ở Việt Nam. Bà cụ cương quyết không chịu sang đây dù là đi chơi. Hai chị em cũng chẳng thể bỏ gia đình con cái để về ở cùng mẹ. Chị phải nhờ người cháu họ tối đến ngủ cùng cụ, ban ngày thì họ hàng thay nhau sang chơi và giúp các việc cần thiết. Cứ mỗi bận khi mẹ ốm thì tiếng chuông điện thoại là nỗi ám ảnh, giật mình lo lắng của cả nhà, nhiều đêm chị chẳng chợp mắt được. Chị lúc nào cũng ở tâm thế sẵn sàng để bay về chăm sóc mẹ. Mãi đến khi mẹ bị tai biến hơi lẫn lộn, hai chị em mới „mời“ được mẹ sang ở cùng. Đón mẹ sang, để cụ ở nhà một mình cũng không yên tâm bởi công việc bán hàng làm chị phải đi suốt từ sáng đến tối, các cháu đi học buổi chiều tối mới về. Vậy là chị lại bỏ chuyện buôn bán để có nhiều thời gian gần mẹ và chăm sóc mẹ. Bà cụ cũng đòi về luôn đấy những hai chị em cứ „dỗ“ mẹ khi nào luyện tập sức khỏe bê được thùng hàng đi đứng ngay ngắn bình thường thì người ta mới cho lên máy bay nên bà cụ cũng chịu chờ thôi.

Anh N, sang Czech từ khi còn thanh niên, nhà có mấy anh chị em có đều sinh sống ở mấy nước Châu âu. Là con trai duy nhất nên hàng năm anh đều về thăm bố mẹ. Anh cũng đã đón bố mẹ sang chơi, nhưng sau đó các cụ nhất quyết không chịu sang chơi nữa mặc kệ con có về được hay không bởi chuyến đi chơi ấy các cụ tổng kết ví von rằng cảm thấy mình „vừa câm, vừa điếc, vừa què“ bởi mình nói không ai hiểu, người ta nói mình không hiểu, không tự đi lại được. Hai ông bà dù có sang nước nào và ở nhà con gái hay con trai cũng vậy. Trừ một số lần đi thăm danh lam thắng cảnh nước sở tại và đến nhà bạn bè của con chơi thì đều quanh quẩn nơi con bán hàng nhìn người qua lại hoặc ngồi nhà xem VTV4 bởi các cháu chẳng biết mấy tiếng Việt nên chỉ ông bà hỏi cháu ừ hoặc lắc, khi con đi bán hàng về cơm nước xong là ngủ, hôm nào không đến cửa hàng cùng con thì cũng chỉ đứng dưới đường hít thở không khí một chút rồi về vì chả biết tự đi đâu. Những cuộc nói chuyện dài nhất là gọi về Việt Nam cho bè bạn. Một tháng hai ông bà đã đòi về rồi, cố lắm mới không phải đổi vé sớm hơn.

Ông bà L có 3 người con cũng đều ở Tây cả. Chúng sang từ khi còn thanh niên, làm ăn buôn bán rồi xây dựng gia đình luôn ở nơi đây. Hai ông bà ở nhà ở nhà với nhau cũng chán, con cháu chả ở gần, mọi việc đều dựa vào họ hàng và bạn bè quanh đấy. Hàng năm, các con đều dẫn một hai đứa  nhau về thăm ông bà. Vui mừng tất bật được mấy ngày, khi chúng ra đi ông bà lại càng buồn hơn. Nhà cửa rộng rãi, lòng người trống vắng nhớ nhung. Biết các con bận rộn không thể về được nên khi con bảo mời sang chơi rồi làm giấy tờ để ông bà ở lâu dài ông bà đồng ý ngay. Nửa năm trời với bao bận thức đêm thức hôm xếp hàng xin viza, ông bà cũng đến được trời Âu. Đến rồi mới thấy thương con biết mấy, chúng kiếm được tiền nhưng cũng thật vất vả. Hàng ngày mấy đứa con ông bà đều phải dậy đi chợ từ 2 giờ sáng. Họ bán hàng ở chợ đêm mà, mấy đứa trẻ con thì đều thuê Tây trông và đưa đón đi học. Có một đứa làm quán thì cũng hì hục tận nửa đêm mới về nhà, chả nghỉ ngày nào. Ông bà ở chơi nhà nào cũng ở nhà một mình là chính. Nhớ quê hương, nhớ bạn bè, thèm không khí tưng bừng náo nhiệt nơi ngõ nhỏ nhưng bù lại ngày nào cũng được gặp con cháu. Cứ cuối tuần hay ngày lễ các con cháu lại tụ tập đông đủ ăn cơm, nghe kể chuyện Việt nam và bố mẹ chúng hồi nhỏ. Các dịp nghỉ hè hay nghỉ đông thì mỗi nhà cắt ra một người cùng ông bà và trẻ con đi các nước xung quanh chơi. Nhờ có ông bà, lũ trẻ cũng chịu khó nói tiếng Việt hơn. Vui nhưng ở lâu ông bà nhớ quê đến bồn chồn. Thế là các con lại mua vé cho ông bà về Việt Nam vài tháng. Cứ vậy đã mười mấy năm trôi qua, ông đã ngấp nghé 80, bà cũng gần gần vậy mà vẫn cứ đi lại giữa hai châu lục. Ông thỉnh thoảng còn đùa tếu rằng „Trẻ thì cha mẹ đâu con đấy, già thì con đâu cha mẹ đấy“ ông bà sẽ cố đến khi ốm ở đâu thì dừng hẳn ở đấy vậy thôi.

Chị T đón được mẹ sang chơi khi sắp sinh đứa con thứ 2. Thương con, dù không làm được giấy tờ bà chấp nhận ở lại vài năm chỉ ở nhà trông cháu. Thỉnh thoảng bè bạn con đến chơi còn bà không hề đi đâu bởi sợ bị kiểm tra mà phải về thì không ai trông cháu. Khi cháu đủ tuổi đi học mẫu giáo bà xin giấy thông hành về quê hương. Vừa qua đứa cháu lớn lấy chồng đón bà sang chơi vài tháng bà cũng chỉ ở một tháng là về. Bà bảo, cách đây mười mấy năm tôi mới về hưu, có đứa cháu để chăm bẵm suốt ngày xua tan bao nỗi nhớ chồng và quê hương bạn bè. Giờ sang đây như lên Đồng văn, Mèo vạc. Con cháu phải đi học đi làm, mình chả đỡ đần được gì, cứ ngồi không bạn bè với cái ti vi đợi chúng nó về. Ở nhà có bạn có bè, nào tập dưỡng sinh, nào đi chợ, nào sinh hoạt hưu trí, thích thì gọi xe ôm đến nhà con cháu bè bạn chơi chán thì tự về. Ra cửa là có người tiếp chuyện, vẫy tay là có người hiểu ý. Về quê thôi, thức ăn không an toàn cũng đươc, không khí ô nhiễm cũng chả sao, đất chật người đông cũng là quê mình quen thuộc.

„Trẻ cậy cha, già cậy con“ đạo lý này của người Việt mãi còn qua từng thế hệ.

Dù ở gần hay xa, tấm lòng cha mẹ với con cái ở đâu cũng như nhau. Họ chịu đựng sự xa cách, nhớ nhung để giúp con cái an lòng làm ăn và nuôi dưỡng thế hệ mai sau.

Minh Phương (theo báo Sài gòn giải phóng)

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này