Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở EU và TG
Sự thật buồn về nông dân Việt mưu sinh trên đất Nga (01/02/2015)

Mỗi “chiếc hộp” như thế là chỗ ngủ qua đêm cho 2-3 người và đã vào trong “hộp” là chỉ có thể ngồi hoặc nằm, còn nếu đứng thì đầu sẽ chạm nóc.

Chắc hẳn, khi máy bay cất cánh đưa họ lên bầu trời cao lồng lộng để đến với nước Nga xa xôi, mỗi chàng trai cô gái người Việt mà chúng tôi gặp tại một trang trại trồng rau ở Nga đều như được chắp cánh bay xa, mang theo ước mơ thay đổi cuộc đời, ước mơ giúp đỡ cha mẹ, anh em ở những vùng quê nghèo khó…

Nhưng thật đáng tiếc, từ ước mơ tới hiện thực là cả một quãng đường nhọc nhằn, gian khó, đòi hỏi không chỉ sự cần cù, chăm chỉ, mà còn cả ý chí cứng rắn để không quá thất vọng, nản chí, trước thực tế không giống như những lời mời chào đi lao động nước ngoài. Họ không thể ra đi với bàn tay trắng cộng với một khoản chi phí phải trả trước, rồi lại trở về tay trắng. Và đáng buồn hơn cả là sự đánh mất niềm tin vào tương lai…

Họ đa phần là những chàng trai cô gái tuổi mới đôi mươi, ra đi từ những làng quê còn đang phải chật vật với miếng cơm manh áo ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Khánh Hòa… Ở quê, họ được mời chào sang Nga làm việc sẽ nhận được mức lương khoảng 10-15 triệu VNĐ/tháng và chi phí ban đầu mà họ phải trả để làm dịch vụ liên quan tới thủ tục xuất nhập cảnh và vé máy bay khoảng 35 triệu VNĐ.

Điều kiện sống đầy khó khăn

Họ phải sống trong những chiếc hòm thế này

Tin vào những lời quảng cáo và chỉ làm phép tính nhẩm đơn thuần, họ đã mường tượng ra một viễn cảnh sáng sủa: ra đi sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhất là về mặt kinh tế, bởi ở quê làm nông cũng chỉ là cách làm kinh tế tự cung tự cấp, đủ ăn qua ngày.

Với mức lương được hứa hẹn cao hơn gấp nhiều lần so với thu nhập ở làng quê, chẳng ai lại từ chối cơ hội ngàn năm như thế. Hăm hở tìm đến những điều mới lạ chính là thế mạnh của những người trẻ tuổi.

Nhưng điều kiện sống ở nông thôn đã không cho họ cơ hội tìm hiểu kỹ nơi mình sẽ tới, cộng với kinh nghiệm sống còn quá ít ỏi, tầm nhìn còn hạn hẹp đã khiến không ít người trong số họ quyết định vay trước một khoản tiền để trả cho dịch vụ rồi khăn gói lên đường, tới một miền đất hoàn toàn xa lạ với cách tư duy theo lôgic đơn giản: Chỉ cần chăm chỉ lao động sẽ thực hiện được ước mơ đổi đời.

Nhưng rồi, cuộc sống thực ở nơi đất khách khác xa những gì mà họ mường tượng. Cho dù ở nông thôn nghèo khó đến đâu, nhưng chắc chắn chẳng ai trong số những người trồng rau đến từ Việt Nam có thể hình dung được rằng sang Nga lao động, họ phải sống trong những “chiếc hộp” chồng lên nhau làm bằng bìa cát tông được lắp ghép một cách sơ sài nhờ những thanh gỗ đủ kích cỡ mà người ta đã bỏ đi.

Mỗi “chiếc hộp” như thế là chỗ ngủ qua đêm cho 2-3 người và đã vào trong “hộp” là chỉ có thể ngồi hoặc nằm, còn nếu đứng thì đầu sẽ chạm nóc. Những chiếc “hộp” được lắp ghép ở hai đầu của nhà kính chủ yếu được sử dụng để trồng hành vào mùa đông. Khoảng 10 người ở một đầu nhà kính. Mọi sinh hoạt thường ngày của vài chục con người chỉ bó hẹp trong không gian chật hẹp, thiếu không khí cùng với mùi ẩm mốc bốc lên từ khu đất trồng hành.

Không có sóng tivi, họ thường giải trí bằng những cuốn băng phim gửi từ Việt Nam sang hoặc bằng sóng 3G của điện thoại di động. Một thanh niên quê ở Khánh Hòa buồn bã tâm sự: “Em không thể tưởng tượng được rằng sang đây mình lại phải ở trong “khu nhà tầng” èo ọp như thế này”.

Người Việt Nam vốn chịu thương chịu khó, khổ bao nhiêu họ cũng gắng chịu đựng, miễn là có việc làm và nhận được lương đều đặn hàng tháng để dành dụm tiền gửi về cho gia đình. Tuy nhiên, cùng với những biến động của nước Nga, trong những ngày giá lạnh giáp tết nguyên đán này, việc làm của người trồng hành thật bấp bênh. Hành lúc bán được lúc không do thị trường cạnh tranh và bị ép giá, vì vậy, thu nhập của những người làm công chỉ khoảng 10.000 rúp/tháng, đủ để chi trả tiền ăn và sinh hoạt phí hàng tháng, còn việc gửi tiền về trợ giúp người nhà là mong muốn quá xa vời.

Những bạn trẻ sang Nga với mong muốn bằng sức lao động của mình thay đổi cuộc sống

Có người mới sang vài tháng đã chán nản, muốn quay về, nhưng lấy đâu tiền để mua vé máy bay? Không ít người trong số họ cảm thấy mình có lỗi với những người thân đang từng ngày trông ngóng những đồng tiền quý giá từ bên Tây gửi về. Chồng xa vợ, cha xa con, con xa bố mẹ…

Cái giá của sự biệt ly hy vọng được đổi lại bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt gửi về từ trời Tây đã không được như mong đợi. Thất vọng, buồn chán, cảm giác lỗi lầm… dường như là tâm trạng chung đang bao trùm lên toàn bộ cộng đồng nhỏ của những người trồng rau nơi đây.

Một cô gái quê Tân Kỳ, Nghệ An đã có thâm niên 4 năm làm nông ở Nga, trong tâm trạng buồn thương cho chồng và con gái nhỏ ở quê: “Từ khi sang đây, em chưa gửi được đồng nào cho bố con anh ấy, em muốn các anh chị nhà báo giúp em gửi lời xin lỗi chồng con…”.

Chị muốn xin lỗi anh là bởi, những năm đầu làm thuê, chị cũng dành dụm được ít tiền, nhưng chẳng may em ruột của chị bị tai nạn gãy cột sống, chị đã phải dùng toàn bộ số tiền tích cóp được cứu mạng sống của em mình với lý lẽ đơn giản: “Em nó còn trẻ, nó cần có sức khỏe để sống tiếp. Còn người, còn của”.

Nhà kính trồng hành ở Nga

Có lẽ, chị đã không đủ dũng khí đối mặt với chồng để xin anh tha lỗi vì chị chưa thể cùng anh gánh vác gia đình. Nếu người chồng ở quê thông cảm cho nỗi niềm của chị, chắc chắn chị sẽ cảm thấy yên lòng và sẽ có thêm động lực để tiếp tục con đường mưu sinh đầy gian khó, nhưng cũng từng có không ít cơ hội ở xứ sở bạch dương này.

Chị đã có dự định, khi hè đến, điều kiện canh tác thuận lợi hơn, chị cùng bạn bè sẽ tự thuê đất để trồng hoa màu, hy vọng bằng cách này lợi nhuận thu được sẽ cao hơn. Mong sao cô gái mảnh mai nhưng đầy ý chí, xuất thân từ mảnh đất miền trung nắng gió này, sẽ thực hiện được ý nguyện của mình.

Do thị trường bấp bênh, nên khi có đơn đặt hàng là công nhân gắng sức làm ngày làm đêm để có thu nhập cao hơn. Chắc hẳn bạn cũng như tôi không thể tưởng tượng nổi một người lại có thể cắt được từ 1 tấn đến 1,5 tấn hành trong vòng một ngày đêm. Đó là năng xuất mà H. – chàng thanh niên 28 tuổi người Nghệ An, làm nghề trồng hành được 2 năm, đã đạt được.

“Em làm liên tục cả ngày, chỉ nghỉ 1 tiếng để ăn thôi”, H. cho biết. Mỗi một ký hành anh cắt được trả công 1,5 rúp, vậy là với 1 tấn hành anh chỉ được trả 1.500 rúp.

Thu hoạch hành

Nhìn chàng trai dáng người gầy nhỏ, tay thoăn thoắt đưa dao, liên tục chất hành thành từng đống nhỏ, không ai có thể hình dung anh lấy đâu ra sức lực để liên tục hơn 20 giờ đồng hồ có thể lặp đi lặp lại cả ngàn lần một vài động tác giống nhau như thế.

Tôi hỏi: “Người Nga mỗi khi bị cảm cúm đều cắt một củ hành tươi đặt trong phòng ngủ để diệt khuẩn, em ngồi trên cả ngàn củ hành như thế chắc chẳng bao giờ bị ốm?”. “Ngược lại, ở quá lâu trong bầu không khí sặc mùi hành và đất ẩm như thế này, hại nhiều cho sức khỏe chị ạ”, - chàng trai ngậm ngùi trả lời.

Vất vả là thế nhưng đã có những người nông dân Việt bám trụ ở đây rất nhiều năm, họ tích cóp từng đồng gửi về nuôi con học hết đại học. Có những người 3-4 năm chưa một lần về thăm nhà. Toàn bộ sức lực họ dồn hết vào công việc để mong sao chu cấp cho gia đình có cuộc sống ấm no, con cái được học hành bằng chị bằng em.

Công việc làm ăn khó khăn, điều kiện sống khổ cực, nhưng có điều khiến mọi người cảm thấy như được tiếp thêm sức lực chính là sự thương yêu và đoàn kết của cộng đồng những người trồng rau.

Anh H. – người được coi như “anh cả” của cộng đồng nhỏ này, vì anh có thâm niên vài chục năm bươn chải ở xứ người, nói giỏi tiếng Nga và hơn tất cả là tấm lòng nhân ái đùm bọc mà anh dành cho những người đồng hương, đã tâm sự: “Chúng tôi ở đây tuy còn khó khăn, nhưng mọi người đều chia sẻ, giúp đỡ nhau”.

Hy vọng, được sống trong tình tương thân tương ái, những người nông dân vốn cần cù, yêu lao động này sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn trước mắt, tìm kiếm cơ hội việc làm, biến ước mơ của mình thành hiện thực.

Năm 2014 vừa qua đi với nhiều khó khăn và tới năm 2015 này, tình hình kinh tế nước Nga vẫn đang rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng, ảnh hưởng rất nhiều tới việc mưu sinh của những người nông dân Việt tại đây. Mọi người đều lo lắng, nhưng họ vẫn nuôi hy vọng kinh tế nội địa của Nga sẽ được vực dậy, và những cây hành, cây rau mà họ đổ mồ hôi nước mắt trồng nên sẽ tìm được thị trường tiêu thụ.

Theo Hải Hà (vtc.vn)

Tin mới:
Nhóm người Việt bị nghi sát hại đồng hương ở Đài Loan(17/04/2024)
Giới trẻ Việt ở Saint Petersburg tiếp nối giá trị truyền thống ngày Giỗ Tổ(15/04/2024)
Người gốc Việt đầu tiên trúng cử hội đồng nhân dân cấp quận ở Ba Lan(13/04/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập(11/04/2024)
Người Việt tại Hungary hướng về biển đảo quê hương(10/04/2024)
Ấn tượng Lễ khai giảng giai đoạn 3 chương trình Tiếng Việt vui(08/04/2024)
Sinh viên Việt Nam tại Pháp ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Hoàng Sa và Trường Sa(07/04/2024)
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main tổ chức Hội thảo về dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Đức(30/03/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan(30/03/2024)
Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga(24/03/2024)
Các tin khác:
Chiều sếp, chàng trai Việt nhảy giữa nhóm người Đức hút 6 triệu lượt xem(22/03/2024)
Nghi phạm vụ xe tải chở 7 người Việt nhập cảnh trái phép vào Anh không nhận tội(19/03/2024)
Tôn vinh nữ doanh nhân Việt tại Pháp(19/03/2024)
Người Việt đánh nhau ở chợ châu Á Berlin: Ba người đàn ông bị thương nặng (18/03/2024)
Trung vệ Việt kiều Hungary bắn tín hiệu về Việt Nam(17/03/2024)
Sinh viên Việt Nam "lan tỏa hồn tre" Việt Nam tại thủ đô Moskva(17/03/2024)
Chuyện thi Quốc tịch tại Hungary(11/03/2024)
Tiếng cười bên lớp học tiếng Việt tại Hungary(11/03/2024)
Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2026(11/03/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ - Mái ấm của chị em người Việt(11/03/2024)
Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ I diễn ra từ 9-10/3(06/03/2024)
Văn hóa Việt và môn võ Quán khí đạo tại Romania(03/03/2024)
Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh(23/02/2024)
Anh phạt tù thanh niên đưa 6 người Việt nhập cảnh trên nóc xe tải(22/02/2024)
Nữ điều dưỡng viên lưu giữ "hồn Việt" ở trời Âu(21/02/2024)
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời(21/02/2024)
Tết Giáp Thìn 2024 cùng du học sinh tại Grenoble(19/02/2024)
Đức: Hội người Việt tại thành phố Hamm khẳng định xây dựng cộng đồng vững mạnh(19/02/2024)
Sinh viên Việt Nam tích cực quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc(17/02/2024)
Tết sum vầy của người Việt ở Bồ Đào Nha(14/02/2024)
Người gốc Việt ra tranh cử ở Ba Lan(13/02/2024)
Người Hải Dương ở Nga giờ ra sao?(13/02/2024)
Cháy nhà tại Mỹ, gia đình người đàn ông gốc Việt chết thảm(11/02/2024)
Thư từ Đức: Ấm lòng Tết Việt xứ xa(09/02/2024)
4 người Việt bị cáo buộc trộm số quần áo trị giá 135.000 USD tại Nhật(07/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hy Lạp(07/02/2024)
Gói bánh chưng tại Hungary: Dịp ôn lại kỷ niệm tết Việt(07/02/2024)
Xuân Quê hương 2024 đoàn kết, gắn bó, hướng về đất nước tại Hà Lan(05/02/2024)
Ban liên lạc toàn cầu vì biển, đảo Việt Nam ​thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân(04/02/2024)
Hungary: Đoàn Đại sứ quán Việt Nam thăm, chúc Tết Hội Phật tử Việt Nam - chùa Tuệ Giác(04/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này