Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Nước Nga trong tôi là... câu chuyện của bố (18/11/2020)

Hằng năm, cứ đến ngày Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11) và Chiến thắng phát xít Đức (9-5), cả gia đình tôi lại được sống lại không khí của những ngày lễ lớn của nước Nga.

Do vậy, mặc dù chưa đến nước Nga nhưng từ nhỏ tôi đã dành một tình cảm đặc biệt cho đất nước và con người mà tôi chưa một lần đặt chân đến.

Bố tôi, Tiến sĩ Trần Duy Sơn - nguyên Phó giám đốc Đài Khí tượng cao không thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn, thường dành những từ cao quý, chân tình để nói về nước Nga như vĩ đại, nhân hậu, thân ái, chung thủy.... Ông đã xem đất ước này như quê hương của mình, đúng như cảm nhận của nhà thơ Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.

17 tuổi, bố tôi xa vùng quê xứ Nghệ để đến với một đất nước xa lạ - nơi mà với vốn kiến thức có được lúc đó ông chưa thể hình dung ra. 6 năm được tôi rèn trong Trường Đại học Leningrad (niên khóa 1967-1973), ông càng yêu quý hơn mảnh đất đã cho ông tri thức, đào tạo ông nên người.

Nước Nga trong tôi là... câu chuyện của bố
Nhân vật “bố” - ông Trần Duy Sơn - khi còn là sinh viên tại Nga.

Những khi rỗi rãi, ông thường kể cho chị em tôi nghe những kỷ niệm thời sinh viên. Ngôi trường của ông học là Đại học Tổng hợp Leningrad (Saint-Peterburg) được coi là trường đại học đa ngành tốt thứ hai ở Nga. Ông kể, ở Nga mùa đông lạnh lắm, nhiệt độ có khi dưới -45 đến -50 độ C. Lần đầu nhìn thấy những bông tuyết rơi, ông thấy lòng xao động lạ kỳ. Nhưng mùa đông cũng đầy thử thách với những người sinh ra và lớn lên ở vùng nhiệt đới. Đã có lần ông bị ngã quỵ khi bước xuống từ taxi.

Bao nhiêu kỷ niệm mà 6 năm bố tôi học tập tại Nga lần lượt được trao truyền và lưu giữ trong ký ức của chị em tôi. Nào là căn phòng nơi bố ở có chiếc cửa sổ lớn, sáng nào cũng có mấy chú chim bồ câu cúc cù bên cửa sổ chờ ăn bánh mì vụn; nào là mùa thu ở nước Nga đẹp đến kiêu kỳ, cả đất nước khoác lên mình một màu vàng như màu áo của nữ hoàng. Và đó là lý do mà Nga được lọt top “10 đất nước có mùa thu đẹp nhất thế giới”,... Rồi ông say sưa kể về mùa nho, táo chín, ông và các bạn thường đến nông trang thu hoạch giúp nông dân hay những ngày nghỉ cuối tuần họ đi xem bảo tàng, chiếu phim... Chị em tôi đã lớn lên với những lời giải thích của bố về thế giới quanh mình cùng những hồi ức đẹp về nước Nga...

Ngày tôi bắt đầu học ngoại ngữ, ông bảo: “Ngôn ngữ là phương tiện hiệu quả nhất để con tiếp cận, hiểu về một đất nước, một nền văn hóa. Nếu ví ngôn ngữ Pháp là ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ Ý là ngôn ngữ tình yêu, ngôn ngữ Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính trị... thì ngôn ngữ Nga là tổng hòa của các ngôn ngữ đó”. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao sau hơn 40 năm rời xa giảng đường đại học bố tôi vẫn tự hào khi có những người thầy, người bạn, đồng nghiệp Nga chân tình đến như thế.

Hằng năm cứ đến những ngày Chiến thắng phát xít Đức, Cách mạng Tháng Mười Nga, Đài truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình như: “Thầy trò Xô-Việt”, “Bài ca chiến thắng”, “Một thời để nhớ”, “Bài ca ra trận”, “Tiếng vọng tình yêu”... cả nhà tôi lại được nghe những ca khúc bất hủ như: Nước Nga - Tổ quốc tôi, Chiều Mát-xcơ-va, Chiều hải cảng, Đôi bờ, Kachiusa..., được sống lại những tháng ngày hào hùng bất diệt khi mà cả dân tộc Nga gồng mình để chống đỡ các thế lực phản động, thù địch... không khí những tháng ngày mà cả đất nước Nga dồn sức cho cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại được tái hiện rõ ràng, đậm sâu trong tâm trí của những con người đã trân quý đất nước anh hùng này. Hóa ra, không chỉ những tâm hồn đồng điệu mới tìm đến với nhau mà những dân tộc cùng chung mục đích ấm no, tự do, hạnh phúc, hòa bình, phát triển... cũng trở nên gần gũi trong quá trình đấu tranh để hiện thực mục tiêu cao cả của thời đại.

Dù thế giới đã có nhiều thay đổi, song tình yêu, niềm tin vào nước Nga và con người Nga của bố không hề thay đổi. Đến bây giờ, nhiều lúc tôi vẫn tự hỏi tại sao một đất nước xa lạ với những con người không cùng dòng máu, màu da lại để lại trong bố nhiều điều cao cả đến vậy?. Bố nói với chị em tôi rằng, vùng quê xứ Nghệ cho ông tính kiên trì, chịu khó, ham học còn nước Nga là nơi cho ông tri thức, đào tạo ông nên người. Không chỉ ông biết ơn nước Nga, người Nga mà cả nhân loại phải ghi nhận công lao của họ.

Ngày nay, ông vui khi những người đứng đầu nước Nga tâm huyết với sự nghiệp đưa đất nước phát triển trở lại là một quốc gia hùng cường. Ông tin tưởng vào vai trò của người đứng đầu nước Nga đã biết khơi dậy tinh thần dân tộc của người Nga. Ông tâm đắc với câu nói của Tổng thống V.Putin rằng: “Người nào quên đi lịch sử hào hùng của nước Nga thì người đó không có trái tim. Còn người nào nuối tiếc quá khứ mà không có ý thức xây dựng một nước Nga hùng mạnh thì người đó không có lí trí”.

Đồng lương của một nhà khoa học trong ngành khí tượng của bố tôi khá vất vả trong việc nuôi ba chị em tôi ăn học nên người. Lời hứa các con phải học thật giỏi bố sẽ cho các con đi du học tại Nga mãi là kỷ niệm đẹp thời thơ ấu của chị em tôi. Mặc dù vất vả do đặc thù nghề nghiệp nhưng ông rất say mê, trách nhiệm với công việc của mình và có những cống hiến to lớn đối với đất nước. Lời dạy “người tốt là người làm được nhiều việc tốt cho mọi người” mãi là phương châm sống của chị em tôi.

Giờ đã nghỉ hưu, nhưng bố tôi vẫn miệt mài làm việc, vẫn theo dõi sát sao các sự kiện, hiện tượng diễn ra trên thế giới và đặc biệt quan tâm đến chính trường nước Nga. Ông bảo, ông mang ơn những chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc và để những người như ông được đi học ở nước ngoài. Ông cũng không bao giờ quên được lời dặn của thầy hiệu trưởng Trường Đại học Leningrad khi tiễn chân ông về nước: “Em hãy mang những kiến thức đã học ở đây về phục vụ đất nước em. Hãy nói đúng về chúng tôi và đất nước chúng tôi”.

Bài và ảnh: TRẦN THỊ BÍCH THỦY (Trường Chính trị Trần Phú-Hà Tĩnh)

QĐND Online

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này