Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Những người thầy đầu tiên (25/11/2020)

Rời xa nước Nga một thời gian, có dịp những lưu học sinh chúng tôi gặp nhau, ôn lại kỷ niệm về những tháng ngày bên nước Nga. Và chủ đề mà chúng tôi thường nhắc tới chính là quãng thời gian đầu tiên đến với nước Nga xa xôi, về những con người Nga đã giúp chúng tôi trưởng thành.

Nhớ ngày Thu (tháng 9-2007), chúng tôi lần đầu tiên đặt chân lên nước Nga với bao háo hức của tuổi trẻ nhưng cũng thật lạ lẫm. Chúng tôi đến sân bay ở thủ đô Moscow vào nửa đêm và phải di chuyển bằng tàu để đến thành phố Rostov cách Moscow gần 1.000 km. Đón chúng tôi là một nhân viên đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga phụ trách quản lý lưu học sinh. Họ giúp chúng tôi mua vé tàu và dặn: “Khi nào đến nơi nhân viên tàu sẽ báo”.

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về người Nga là họ rất tốt bụng và hào hiệp. Những hành khách trên chuyến tàu thân thiện đã chỉ dẫn nhiệt tình cho chúng tôi, từ cách lấy nước nóng đến tranh thủ xuống sân ga cho giãn gân cốt ở những ga tàu dừng lâu. Thậm chí, họ sẵn sàng đổi tiền ruble để chúng tôi mua đồ lặt vặt, nhẫn nại để giải thích một vài từ tiếng Nga cần thiết... Họ chân thành và vui vẻ khiến cho hành trình hơn một ngày trên tàu của chúng tôi bớt xa xôi. Người Nga biết đến Việt Nam-Chủ tịch Hồ Chí Minh, biết đến cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta và luôn gọi Việt Nam là đồng chí…

Tàu đến thành phố Rostov lúc nửa đêm, nhân viên tàu báo chúng tôi thu dọn hành lý xuống. Các anh chị lưu học sinh khóa trên ra tận ga đón chúng tôi, khiến mọi người cảm thấy ấm lòng như được về nhà.

Những người thầy đầu tiên
Thầy dạy toán và thầy dạy tiếng Nga.

Chúng tôi bắt đầu năm học dự bị tiếng Nga tại Khoa Quốc tế, Trường Đại học Tổng hợp kỹ thuật sông Đông DSTU. Với các lưu học sinh học một năm ở đây ai cũng có nhiều kỷ niệm đẹp, đặc biệt là sự quan tâm sâu sắc, tình cảm đằm thắm, ấm áp của các thầy cô trong Khoa Quốc tế. Sinh viên các nước, trong đó có sinh viên Việt Nam, luôn được các thầy cô đánh giá cao và quan tâm. Các thầy cô đã gắn bó, giảng dạy nhiều khóa sinh viên Việt Nam, và luôn kể về những học trò Việt Nam thành đạt với một niềm hứng khởi và tự hào. Chúng tôi vẫn nhớ như in hình ảnh của thầy Vladimir Konstantinovich dạy tiếng Nga. Mỗi buổi lên lớp, thầy thường đến sớm, viết sẵn những từ mới lên bảng, rồi ra đứng ngoài cửa phòng học. Thầy vào lớp khi tất cả chúng tôi có mặt đầy đủ.

Chúng tôi luôn khắc ghi hình ảnh thầy Vladimir Vladimirovich dạy toán đầy hóm hỉnh, vui vẻ và nhiệt tình với sinh viên; cô Svetlana Borisovna dạy vẽ kỹ thuật tỉ mỉ, thân thiện; thầy Boris Nikolaevich dạy tin đầy nghiêm khắc; Cô dạy hóa ân cần, chu đáo; thầy Chủ nhiệm Khoa Quốc tế Raphail Mushetovich luôn tận tình giúp đỡ các thủ tục giấy tờ… Các thầy cô thường xuyên tổ chức các buổi tham quan bảo tàng, xem hòa nhạc hay ballet để giúp chúng tôi hiểu hơn về lịch sử, văn hóa và con người Nga.

Chúng tôi vẫn nhớ cô thủ thư ở thư viện Khoa Quốc tế. Cô hay nhờ nhóm sinh viên chúng tôi dọn dẹp lại thư viện. Cuối buổi, cô sẽ tặng những cuốn sách hay, hữu ích với sinh viên. Chúng tôi vẫn còn giữ và nó trở thành bạn đồng hành trong suốt quá trình học tập ở nước Nga và đến bây giờ.

Những người thầy đầu tiên
Thầy dạy toán, cô dạy hóa và các lưu học sinh Việt Nam dự bị tiếng Nga năm 2007.

Thời gian cứ thế trôi đi, sau một năm học dự bị tiếng Nga nhờ sự dạy dỗ ân cần, tâm huyết của các thầy cô, những sinh viên quốc tế đã nói tiếng Nga thành thạo hơn, hiểu hơn về văn hóa, đất nước và con người Nga. Chúng tôi đã tự tin hơn trong giao tiếp, có những kiến thức cơ bản làm hành trang tiếp tục các khóa học tại trường đại học cùng các sinh viên bản ngữ. Chúng tôi sẽ mãi mãi khắc ghi công ơn của các thầy cô giáo Khoa Quốc tế nói riêng và nhân dân Nga nói chung.

Đến với nước Nga, được học tập và được sự dìu dắt của các thầy cô, chúng tôi cảm nhận rõ thêm tình cảm mà các thế hệ người dân Liên Xô, người dân Nga dành cho con người, đất nước Việt Nam. Cảm ơn nước Nga đã cho chúng tôi - những lưu học sinh xa nhà - được học tập, được sống, trưởng thành. Những kỷ niệm đẹp về thầy cô, con người, đất nước Nga luôn là nguồn động viên cho mỗi lưu học sinh trên mỗi bước đường phát triển sau này, và đó cũng là những lời nhắc nhở chúng tôi cần vun đắp hơn nữa tình hữu nghị truyền thống gắn bó của nhân dân hai nước.

Bài và ảnh: BÙI THANH HẢI (Giáo viên Khoa Ô tô - Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự, Tổng cục Kỹ thuật) - QĐND Online

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này