Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở EU và TG
Triển lãm "Truyện Kiều và các bản dịch" tại Paris (15/09/2020)

Đại sứ Nguyễn Thiệp và Đại sứ Trần Thị Hoàng Mai và các nhà nghiên cứu Pháp tại lễ khai mạc triển lãm ngày 12-9.

Kỷ niệm 255 năm Ngày sinh, tưởng niệm 200 năm Ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du và đánh dấu 14 thập kỷ Truyện Kiều ra thế giới, triển lãm "Truyện Kiều và các bản dịch" đã được tổ chức ở Paris từ ngày 12-9.

Lễ khai mạc diễn ra trong không gian ấm cúng, mang đậm văn hóa Việt Nam tại hiệu sách Sudestasie ở quận 5 Paris, khu vực của các trường đại học, gần sông Seine và nhà thờ Đức Bà. Đây là một hiệu sách Đông-Nam Á, có truyền thống giới thiệu về Việt Nam gần 50 năm qua.

Tham dự có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thiệp; Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh tổ chức UNESCO, Trần Thị Hoàng Mai; các nhà Việt Nam học, các nhà văn, dịch giả, họa sĩ Pháp và Việt Nam.

Đại sứ Trần Thị Hoàng Mai, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh tổ chức UNESCO, điểm lại những cống hiến của Nguyễn Du với tư cách là nhà văn, là người khẳng định tiếng Việt như là bản sắc của quốc gia, đồng thời nhấn mạnh Nguyễn Du là "đại sứ văn hóa tài năng, thành công nhất của Việt Nam".

Cũng như mọi người Việt Nam tự hào về Nguyễn Du và Truyện Kiều, người nước ngoài cũng rất ngưỡng mộ Nguyễn Du và tác phẩm của ông. Năm 2013, nghị quyết 37 C/15 của UNESCO ghi nhận những đóng góp to lớn của 109 danh nhân trên thế giới về văn hóa, giáo dục và khoa học, trong đó có Nguyễn Du, với những giá trị mà UNESCO cổ vũ.

Thay mặt các nhà khoa học có mặt tại buổi lễ, Phó Giáo sư Pascal Bourdeaux chuyên nghiên cứu về Đông-Nam Á nói về công việc dịch, liên quan các tác phẩm văn học cổ điển của Việt Nam như Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, và mối liên hệ giữa Việt Nam và Pháp trên phương diện dịch thuật và văn học.

Một số nhà văn, dịch giả khác điểm lại những nét làm nên sự phổ biến và nổi tiếng của Truyện Kiều: truyện thơ viết bằng chữ Nôm khẳng định tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống của quốc gia, và hơn thế nữa có tầm quan trọng đặc biệt như câu nói nổi tiếng của học giả Phạm Quỳnh: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn".

Truyện Kiều là tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng, được giảng dạy trong nhà trường, được tái bản hằng năm với số lượng lớn và với nhiều nhà xuất bản khác nhau, được đọc thuộc lòng từ thế hệ này sang thế hệ khác, được chuyển thể sang nhiều loại hình khác nhau, có một quyển từ điển riêng, và có Hội nghiên cứu riêng (Hội Kiều học). Truyện Kiều không chỉ là nguồn cảm hứng không bao giờ cạn với các thệ hệ người Việt Nam mà ngày càng phổ biến hơn ở nước ngoài.

Tại triển lãm, các độc giả, các nhà nghiên cứu và những người yêu mến Nguyễn Du và quan tâm đến Truyện Kiều ở Pháp được khám phá lần đầu tiên tập hợp gần như đầy đủ các bản dịch trong 21 ngôn ngữ. Trong số này có bản dịch đầu tiên bằng tiếng Pháp năm 1884 do nhà Đông phương học, Giáo sư Abel des Michels thực hiện.

Gần 140 năm qua, các thế hệ dịch giả, nhà thơ không ngừng vượt qua khó khăn, trở ngại về ngôn ngữ và văn hóa để chuyển tải Truyện Kiều sang một ngôn ngữ khác. Dịch giả nào cũng ý thức việc dịch Truyện Kiều khó khăn như thế nào. Dịch là một sáng tạo khác, dịch văn chương là không thể, dịch tác phẩm thơ, đặc một tác phẩm thơ hay, đã đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ tiếng Việt như Truyện Kiều lại càng không thể. Nhưng các dịch giả đều muốn thử sức mình và góp phần đưa tác phẩm xuất sắc của văn học cổ điển Việt Nam ra thế giới. Hơn 70 bản dịch hoàn chỉnh đã ra đời trên 25 nước, bên cạnh đó còn có nhiều bản trích dịch khác.

Nhân dịp này, một bộ tem tưởng niệm 200 năm Ngày mất của Nguyễn Du sử dụng minh họa Truyện Kiều của họa sĩ Claudia Borchers ở Đức và họa sĩ Ngọc Mai ở Việt Nam, cùng với bức tranh “Lần đầu gặp gỡ Đạm Tiên” của họa sĩ Pháp gốc Việt Ngọc Thạch được trưng bày tại triển lãm. Một phim tư liệu ngắn "Nguyễn Du với quê hương Hà Tĩnh" do Đài Truyền hình Hà Tĩnh thực hiện, cũng được giới thiệu tới khách tham dự triển lãm.

Tháng 3-2020, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO có kế hoạch tổ chức lễ tưởng niệm 200 năm Ngày mất của Nguyễn Du tại trụ sở của Unesco. Tuy nhiên, chương trình phải hủy do đại dịch Covid-19.     

Triển lãm diễn ra đến ngày 26-9.

 Các bản dịch Truyện Kiều được giới thiệu tại triển lãm.

KHẢI HOÀN (Theo SÔNG HƯƠNG từ Paris) - Nhân Dân điện tử

Tin mới:
Giới trẻ Việt ở Saint Petersburg tiếp nối giá trị truyền thống ngày Giỗ Tổ(15/04/2024)
Người gốc Việt đầu tiên trúng cử hội đồng nhân dân cấp quận ở Ba Lan(13/04/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập(11/04/2024)
Người Việt tại Hungary hướng về biển đảo quê hương(10/04/2024)
Ấn tượng Lễ khai giảng giai đoạn 3 chương trình Tiếng Việt vui(08/04/2024)
Sinh viên Việt Nam tại Pháp ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Hoàng Sa và Trường Sa(07/04/2024)
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main tổ chức Hội thảo về dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Đức(30/03/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan(30/03/2024)
Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga(24/03/2024)
Chiều sếp, chàng trai Việt nhảy giữa nhóm người Đức hút 6 triệu lượt xem(22/03/2024)
Các tin khác:
Nghi phạm vụ xe tải chở 7 người Việt nhập cảnh trái phép vào Anh không nhận tội(19/03/2024)
Tôn vinh nữ doanh nhân Việt tại Pháp(19/03/2024)
Người Việt đánh nhau ở chợ châu Á Berlin: Ba người đàn ông bị thương nặng (18/03/2024)
Trung vệ Việt kiều Hungary bắn tín hiệu về Việt Nam(17/03/2024)
Sinh viên Việt Nam "lan tỏa hồn tre" Việt Nam tại thủ đô Moskva(17/03/2024)
Chuyện thi Quốc tịch tại Hungary(11/03/2024)
Tiếng cười bên lớp học tiếng Việt tại Hungary(11/03/2024)
Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2026(11/03/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ - Mái ấm của chị em người Việt(11/03/2024)
Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ I diễn ra từ 9-10/3(06/03/2024)
Văn hóa Việt và môn võ Quán khí đạo tại Romania(03/03/2024)
Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh(23/02/2024)
Anh phạt tù thanh niên đưa 6 người Việt nhập cảnh trên nóc xe tải(22/02/2024)
Nữ điều dưỡng viên lưu giữ "hồn Việt" ở trời Âu(21/02/2024)
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời(21/02/2024)
Tết Giáp Thìn 2024 cùng du học sinh tại Grenoble(19/02/2024)
Đức: Hội người Việt tại thành phố Hamm khẳng định xây dựng cộng đồng vững mạnh(19/02/2024)
Sinh viên Việt Nam tích cực quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc(17/02/2024)
Tết sum vầy của người Việt ở Bồ Đào Nha(14/02/2024)
Người gốc Việt ra tranh cử ở Ba Lan(13/02/2024)
Người Hải Dương ở Nga giờ ra sao?(13/02/2024)
Cháy nhà tại Mỹ, gia đình người đàn ông gốc Việt chết thảm(11/02/2024)
Thư từ Đức: Ấm lòng Tết Việt xứ xa(09/02/2024)
4 người Việt bị cáo buộc trộm số quần áo trị giá 135.000 USD tại Nhật(07/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hy Lạp(07/02/2024)
Gói bánh chưng tại Hungary: Dịp ôn lại kỷ niệm tết Việt(07/02/2024)
Xuân Quê hương 2024 đoàn kết, gắn bó, hướng về đất nước tại Hà Lan(05/02/2024)
Ban liên lạc toàn cầu vì biển, đảo Việt Nam ​thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân(04/02/2024)
Hungary: Đoàn Đại sứ quán Việt Nam thăm, chúc Tết Hội Phật tử Việt Nam - chùa Tuệ Giác(04/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại vùng Viễn Đông nước Nga(04/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này