Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Chuyện của ông và cháu: Cây Thiên tuế và Vạn tuế (03/05/2020)

-V ơi dậy đi thôi, dậy mà ăn sáng chứ.

-Vâng ạ, sáng nay ăn gì hả ông?

-Hôm qua ăn bánh mì với pa tê rồi thì hôm nay ăn cháo gà V nhé.

-Bravo ông!

-Ngon chứ hả?

-Ngon lắm ông ạ.

-Này V,  đừng có khen kiểu “ngoại giao” đấy,phải giữ khoảng cách đấy nhé, 2 mét, nhớ chưa, thời cô vịt mà.

-Vậy cháu ngồi bên này, ông ngồi bên kia bàn, được chưa hả ông?

-Ô kê, Dobrou chut’!

-Dobrou chut’ nhé , ông nội.

-Bây giờ làm gì hả ông?

-Ta lên vườn nhà mình xem cây cối thế nào?

Thế là cu V lũn cũn theo ông leo lên cái cầu thang, hai ông cháu ra thăm vườn trên sân thượng –gọi là vườn cho nó oai..Cu cậu ngắm nghía, chậu Thu Hải Đường đương ra hoa này, nụ hoa Quỳnh sắp nở này, Thiết mộc Lan đang trổ bông này…còn gì nữa nhỉ?

-Vườn nhà mình cũng xanh đấy ông nhỉ?

-Ờ, cũng tàm tạm thôi, ông cũng lười chăm cây rồi, thỉnh thoảng bị đau lưng.

-Dědo, co je to? Cháu thấy nó giống như một cái củ to nhưng ở ngọn có tán lá xanh như những cái lược, đẹp quá ông ạ.

-Này V à, nói tiếng Việt hay tiếng Séc nhỉ?

-Cả hai ông ạ, cháu sai thì ông sửa còn ông sai thì cháu sứa, được không ông?

-Đó là cây Thiên Tuế.

-Thiên là 1000,thế tuế là gì hả ông?

-Tuế là tuổi, là năm, thiên tuế là 1000 năm.

-Cháu còn nghe cây Vạn Tuế, là 10 ngàn năm hả ông?

-Đúng rồi, V của ông cũng biết nhiều đấy nhỉ.

-Chà,ông ơi, những cây này sống lâu quá nhỉ?

-Cây Thiên Tuế này ông trồng từ khi nào vậy ạ?

-Cách đây  gần 30 năm rồi, chả là thế này.Hồi ba cháu học cấp 2 (bây giờ gọi là Phổ thông cơ sở) đi tham quan với trường về Ninh Bình có mang về một củ bé như một củ khoai tây,lại bị mất ngọn vì nhét nó vào trong ba lô. Ông đem củ này  cho vào một cái chậu cảnh, tưới nước, để nó dưới tán lá của một cây khác. Chừng một tháng sau, củ này lên mầm, với những lá bé xíu hình chiếc lược, ông lúc ấy mới biết, không biết nó là thiên tuế hay vạn tuế đây. Cây cứ lớn dần, lá to và dài hơn, thế là ông chuyển nó sang một cái chậu cảnh to, có nhiều đất, thế rồi nó cứ lớn, củ phình to ra như một củ nâu như lúc này cháu đang thấy đó.

-Chuyện hay quá, cháu sẽ kể chuyện này cho ba và cu D , mẹ N nghe.

-Ông thích trồng cây, cháu cũng thế, “jablko nepadá daleko od stromu” mà ông.

-Ờ, người Việt mình cũng có câu “Giỏ nhà ai ,quai nhà nấy” đấy V à.

-Ờ, xuống nhà thôi, trời đã nắng rồi đấy, chiều ta lên tưới cho nó ít nước.

-Vâng ạ.

Hai ông cháu xuống nhà, ông thì uống bia còn cu V thì  chọn nước suối…

Sau một chầu hội thoại giữa hai ông cháu, tôi thử tìm xem Thiên Tuế khác Vạn Tuế ở chỗ nào?

Cây Thiên tuế và Vạn tuế.

Cây thiên tuế còn gọi là cây tuế lược. Đây là loại cây phân bố nhiều ở vùng đông bắc Ấn Độ, Nepal, Bhutan hay bắc Myanma, Hoa Nam, các nước bắc Thái Lan, Lào và Việt Nam. Cây được dùng để làm cảnh tạo vẻ đẹp cho quang cảnh xung quanh.

Thiên tuế là loại cây sống lâu năm. Cây có thân hình trụ và ít chia nhánh. Lá mọc thành dạng vòng, mọc dày đặc ở đỉnh thân. Những lá dài có hình lông chim, cuống lá có gai. Lá nhỏ sẽ thuôn về phía gốc và phía đỉnh. Phiến lá nhẵn bóng và có màu xanh đậm, cứng, phần đầu có gai nhọn.

Đặc điểm chung của cây thiên tuế

•Tên thường gọi: Cây thiên tuế

•Tên gọi khác: Cây vạn tuế, cây tuế lược.

•Tên khoa học: Cycas revoluta

•Họ: thực vật: Cycadaceae (Thiên Tuế)

•Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc ở các nước Châu Á Nhiệt đới

Cây có ý nghĩa phong thủy tốt, mang lại sự bền vững trong con đường công danh sự nghiệp bởi sự uy nghi của cây.

Bạn có thể đặt cây tại vườn nhà, trước hiên, tiền sảnh khách sạn, nhà hàng, biệt thự hoặc trong công viên đều được. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt cây trang đỏ tạo hình tại những nơi trên.

Cây được các ông chủ nhà hàng, khách sạn, các chủ công ty mua về đặt nơi làm việc hay chủ các biệt thự mua để trang trí nội ngoại thất.

Chiều cao cây: 2 – 3m.

Thân: Thân cây có hình trụ, ít chia nhánh cũng không phân cành.

Tán: Cây có tán rộng.

Lá: Lá mọc thành vòng tròn, dài đến 2m. Đặc biệt, có những cây lâu năm lá dài tới 5 m. Lá nhỏ thuôn về phía gốc, đỉnh cây. Lá có màu xanh đậm, cứng, nhọn. Phiến lá nhẵn bóng.

Đây là loại cây ưa sáng. Lúc cây đang giai đoạn còn nhỏ, cây đòi hỏi phải che bóng, cần đất thoát nước tốt. Cây có thể chịu ẩm ướt được. Cây được nhân giống từ hạt hoặc tách ra từ cây con.

Tốc độ sinh trưởng: Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh.

Phù hợp với: những nơi công cộng như trong bồn hoa ở công viên hoặc nơi quảng trường. Những cây non thường được trồng ở trong chậu kiểng rất đẹp và được dùng để trang trí nội thất.

Cây thiên tuế, cây vạn tuế là tên gọi của cùng một loài cây hay của hai loài cây khác nhau? Khi chỉ ngắm nhìn sơ qua về hình dáng và sắc thái, mọi người hầu như sẽ khó phân biệt giữa hai loại cây này.

Thiên tuế và vạn tuế là hai loại cây cùng thuộc chi thiết đuôi phượng (chi tô thiết), họ Tuế. Chúng là cây trường thọ, sống lầu năm; với sức sống mãnh liệt và chịu hạn rất tốt, có khi bị cháy đến nữa thân nhưng cây vẫn có khả năng hồi sinh. Và có khả năng sinh nhánh con ở thân cây cũng như mọc cây con ở gốc cây.

•Cây thiên tuế có thân trơn tương tự giống thân cau; màu vàng nhạt. Thân gốc hay phình ra, giữa thân hay thắt cổ chai trông giống hình hồ lô.

•Lá thiên tuế mỏng và mềm hơn vạn tuế, màu xanh tươi hơn. Mọc thưa hơn trên cuống lá.

•Cây vạn tuế có thân nhiều mắt, xù xì, giống như quả khóm (thơm). Thân to điều từ gốc đến ngọn.

Tóm lại, cả hai loài cây vạn tuế và thiên tuế điều mang vẻ đẹp của sự uy nghi, sang trọng, cổ kính, trường tồn, nên chúng hay được trang trí nơi trang nghiêm, như đền chùa miếu di tích, trường học,… Bên cạnh đó, chúng còn được trồng ở các khu du lịch, trồng sân vườn làm cảnh hoặc trồng tạo các tiểu cảnh ở mặt tiền để tạo sự tin cậy, uy tín. Còn tôi, thôi thì múa rìu qua mắt thợ, Thiên Tuế có hình củ, còn Vạn tuế có hịnh trụ. Ấy là xem TV, thấy các cơ quan công quyền trong các dịp lễ lạt hay đại hội thì thấy trên sân khấu toàn trưng cây Vạn Tuế, trước lăng cụ Hồ cũng vậy…

(tham khảo caycanhhanoi.vn và sagonhoa.com)

Vạn tuế (danh pháp: Cycas revoluta) là một loài cây có nguồn gốc từ miền nam Nhật Bản, thuộc chi Cycas, họ Cycadaceae, bộ Cycadales, lớpCycadopsida, ngành Cycadophyta.

Ở Séc người ta có trồng không và nó được gọi là gì, tôi chẳng thấy họ phân biệt giữa Thiên Tuế và Vạn Tuế?

Cykas japonský (Cycas revoluta Thunb., 1782), je rostlina pocházející z jižního Japonska. Je nejznámějším druhem mezi třemi stovkami známých druhů cykasů. Ty patří k nejstarším rostlinám na světě a na zemi se objevily poprvé v době permu před 250 miliony let. Pro řadu prehistorických prvků bývají označovány jako živoucí fosílie.[2] Cykas japonský je vzácnou rostlinou, chráněnou před mezinárodním obchodem zařazením na seznam CITES II.

Cykas japonský je běžně dostupný v obchodní síti v ČR.[3]. Pod slovem „cykas“ si proto každý vybaví právě tuto rostlinu. V poslední době se na trhu objevil i další z cykasů,keják otrubnatý.[4]

Rostliny, pěstované botanickými zahradami a sběrateli, se při dobré péči dožívají značného věku. Cykasy japonské jsou přitom velmi dlouho žijící stromy, přičemž některé propočty ukazují na možnost 2000 let života. Délka života starých cykasů v japonských zahradách se odhaduje na více než 1100 let.[5][6] Určování věku cykasů je však složité, protože tyto stromy nemají letokruhy. Dvoutisícileté odhady spočívají především na propočtech z počtu jizev po listech a znalostech průměrné rychlosti růstu.[7]

I když v zahraničí bývá cykas japonský někdy neodborně označován jako ságová palma s palmami nemají cykasy nic společného, snad kromě vzhledu, tvořeného drsným kmenem s korunou lesklých, temně zelených listů. Pravé ságo je přitom škrobovitý prášek, který se vyrábí ze středu kmene palem Metroxylon sagu.

(trích cz.wikipedia.org)

Còn trong tiếng Anh, người ta có phân biệt giữa Thiên Tuế và Vạn Tuế:

Cycas revoluta (Sotetsu [Japanese ソテツ], sago palm, king sago, sago cycad,Japanese sago palm), is a species of gymnosperm in the family Cycadaceae,native to southern Japan including the Ryukyu Islands. It is one of several species used for the production of sago, as well as an ornamental plant.

Cycas pectinata was the fourth species of Cycas to be named; it was described in 1826 by Scottish surgeon and botanist Francis Buchanan-Hamilton from Kamrup, Assam in northeast India. The species is one of the most widespread cycads. It is found in the northeastern part of India (Assam, Manipur, Meghalaya, Sikkim,Darjeeling), Nepal, Bhutan, northern Burma, southern China (Yunnan), Bangladesh,Burma, Malaysia, Cambodia, northern Thailand, Laos, and Vietnam.

(trích en.wikipedia)

Hà Nội, ngày 3.5.2020

NKV

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này