Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Chuyện phiếm: MÙA SUNG (14/04/2020)

- Ai cây cảnh đơi!

Ấy là tiếng rao ngày trước, chứ bây giờ chẳng có ai rao như thế nữa. Thời buổi 4.0 rồi, mèng ra thì cũng dùng cái loa điện cho tiện, vừa đỡ mệt, vừa nhiều người nghe được. Thôi thì đủ loại, thường vàng hạ cám, có tất. Nào là thiết mộc lan, thủy trúc,thiên tuế, vạn tuế, lan ý, kim tiền, xương rồng… Thời dịch Cô vịt, giãn cách xã hội…thành ra chẳng mấy người ra đường, lơ mơ là bị phạt mất toi vài trăm ngàn vì quên (hoặc không có) đeo khẩu trang…còn nếu có ho hen thì dễ đi ”du lịch cách ly” lắm chứ không phải chuyện đùa. Nhưng tôi thấy có lần trong gánh hàng “di động” trên chiếc xe đạp của một chị tầm tuổi trung niên có nhiều cây sung lắm, hỏi giá, chị bảo:

- Vài chục ngàn thôi bác ạ, bác mua dùm đi, trồng trong chậu cảnh cây vẫn cho quả đấy ạ.

- Vậy chị cho tôi một cây.

Sung xanh cũng thấy đôi khi được bán ở “chợ đuổi’ –gọi là  chợ đuổi vì chợ không có phép, các ông công an đuổi là chạy, không chạy kịp thì “mất cả chì lẫn chài” ngay. Quả sung mọc thành từng chùm ở thân cây có thể ăn được, người ta hay muối như muối dưa để ăn trực tiếp hoặc kho với thịt, cá.

Lá sung non cũng thường được sử dụng trong ẩm thực khi ăn kèm với thịt chua, thịt lợn ba chỉ luộc, gỏi cá,... Lá sung tật - tức loại lá có côn trùng đẻ vào khiến các đốm sùi lên - được dùng để chữa một số loại bệnh và là thành phần trong phương thuốc lợi sữa. Loại cây này là một loài cây cảnh rất phổ biến vì có dáng thân rất đẹp và bởi quan niệm từ sung gần với sung túc, cây sung còn được trồng  làm bonsai.

Trong mâm ngũ quả ngày Tết nhiều nơi người ta xếp chùm quả sung cùng các loài trái cây khác để chưng trên bàn thờ với mục đích cầu mong sự sung túc, sung sướng cho gia đình trong năm mới.

Trong dân gian có câu “Lòng vả cũng như lòng sung”để ám chỉ một điều lòng ta thế nào thì lòng người cũng thế. Ta sao người vậy, chớ vội chê người mà không xét mình. Vả và sung cây cùng họ với nhau, quả mọc thành chùm. Quả vả to hơn quả sung. Quả sung ăn được. Ruột quả vả và ruột quả sung có côn trùng sống ký sinh.

Rồi thì:

“Sung cũng như ngái; Mái cũng như mây”.

“Há miệng chờ sung”

“Đói lòng ăn trái cây sung

Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng”

Tôi chẳng biết cây vả thế nào, nghe câu chuện này thì mới vỡ lẽ được đôi phần.

Chuyện kể:

“Cây vả và cây sung mọc ở bờ ao. Hai cây làm bạn với nhau che mát cho đám rêu rong, ếch nhai. Một hôm, chả biết thế nào cây sung nói với cây vả:

– Bác vả ơi, lá của bác to như cái tai trâu, mà toàn lông lá phát khiếp. Bác sống ở đây bọn cóc nhái ghét bác vì quả của bác chẳng ai thèm ăn, rụng thối cả bờ ao. Bằng không, bác mọc ra chỗ đồi kia, vừa rộng lại có bao nhiêu đất ăn, chẳng phải tranh nhau tý đất bờ ao làm gì cho khổ.

Cây vả thấy thế bực lắm. Nó bảo:

– Cô sung thật chẳng biết điều. Vả tôi mọc ở đây trước. Ngày xưa tổ tiên cô mọc ở suối trên rừng kia, may mà có con chim ăn quả của cô, bay về đậu lên vả tôi, mới ỉa một bãi xuống, mà mọc thành cô.

Hai cây cãi nhau mãi chẳng ai chịu ai. Có con chim thường bay qua lại đây để mổ quả vả và quả sung nghe thấy vậy, nó cười như hót, rồi bảo rằng:

– Chị vả và chị sung ơi, đừng cãi nhau nữa, các chị không biết đấy thôi chứ tôi mổ quả của các chị tôi biết. Lòng chị vả cũng như lòng chị sung thôi, đều đầy những muỗi, hay gì mà cứ cãi nhau thế.

Cây vả và cây sung lúc ấy mới ngượng ngùng xem lại quả của mình thì thấy ruột quả rỗng giống nhau, lại còn đầy côn trùng sống ký sinh.

Câu truyền miệng “Lòng vả cũng như lòng sung” ám chỉ một điều lòng ta thế nào thì lòng người cũng thế. Ta sao người vậy, chớ vội chê người mà không xét mình.

Lòng vả cũng như lòng sung

Một trăm con lợn cũng chung một/cỗ lòng.”

(Ca dao)

10142-trai-sung-1.jpg

Thì ra cây vả và cây sung cùng họ, nhưng khác ở chỗ quả sung nhỏ, lớp cùi mỏng, chát.

Cây vả hay còn gọi là cây Sung Mỹ, Sung tai voi, Sung lá rộng, tên khoa học Ficus auriculata, là một loài cây thuộc chi Ficus, họ Dâu tằm (Moraceae), nó có quả giống như sung nhưng lớn hơn và có lá to hơn.

Cây vả là loài có nguồn gốc Hymalaya, miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Là loài cây thường xanh, nhưng trong một số vùng khí hậu, nó có thể rụng lá trong mùa đông.

Cây ngái (sung ngái) chắc cùng họ với sung, nhưng lá to đầy lông ơe cả mặt tệ và dưới lá, quả giống quả sung nhưng cũng đầy lông,có hoa từ tháng 1-4.

Cây ngái vốn là một loại cây thuốc quý có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích hoá đàm, cảm mạo, viêm phế quản, tiêu hóa kém. Quả ăn sống gây ngộ độc chớ có thử.

Trong tiếng Séc gọi sung là gì nhỉ? Tưởng không có, hóa ra cũng có, tìm trên net cũng thấy nói nhưng không chi tiết lắm. Giở từ điển “Đại từ điển giáo khoa Séc-Việt” cũng có mục từ về sung, khá chi tiết.

*************

fíkovník (dt giống đực) (thực vật) thuộc chi ficus (danh pháp khoa học: Ficus), một chi thực vật  của khoảng 850 loài cây thân gỗ, cây bụi, dây leo và chất biểu sinh trong gia đình họ dâu tằm…

ficus malolistý- đa…

ficus pryžodárný-đa búp đỏ…

fíkovník smokvoň-sung ngọt…

(trích ĐTĐ giáo khoa Séc-Việt)

Phần đọc thêm:

Cây sung hay ưu đàm thụ hoặc tụ quả dong (danh pháp hai phần: Ficus racemosa, đồng nghĩa Ficus glomerata Roxb., 1802) là loại thân cây gỗ lớn, mọc nhanh, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây mọc hoang dại ở các vùngnhiệt đới và cận nhiệt đới tại những nơi đất ẩm bìa rừng, nhiều nhất là ven các bờ nước ao, hồ, sông, suối.

Sung ưa thích sống tại các khu vực ẩm ướt, cạnh bờ sông suối, đôi khi trong lòng suối tại các cao độ từ 100 tới 1.700 m. Khu vực phân bố: Trung Quốc (miền nam tỉnh Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam), Ấn Độ, Đông Nam Á, Nepal, New Guinea,Pakistan, Sri Lanka, Australia. Ở Việt Nam cây phần bố rộng khắp ở cả ba miền.

Quả sung mọc thành từng chùm ở thân cây có thể ăn được, người ta hay muối như muối dưa để ăn trực tiếp hoặc kho với thịt, cá.

Lá sung non cũng thường được sử dụng trong ẩm thực khi ăn kèm với thịt chua, thịt lợn ba chỉ luộc, gỏi cá,... Lá sung tật - tức loại lá có côn trùng đẻ vào khiến các đốm sùi lên - được dùng để chữa một số loại bệnh và là thành phần trong phương thuốc lợi sữa. Loại cây này là một loài cây cảnh rất phổ biến vì có dáng thân rất đẹp và bởi quan niệm từ sung gần với sung túc, hiện tại cây sung còn được sử dụng làm bonsai.

Trong mâm ngũ quả ngày Tết nhiều nơi người ta xếp chùm quả sung cùng các loài trái cây khác để chưng trên bàn thờ với mục đích cầu mong sự sung túc, sung sướng cho gia đình trong năm mới.

Nhựa sung được sử dụng để chữa các vết thương xây xát ngoài da, chữa đau đầu, áp xe vú, nhọt độc, hen[1], chốc lở, ghẻ ngứa[2].

Bài thuốc

Điều kinh phụ nữ: lá sung 60 g, măng sậy hoặc búp sậy 30 g, ngải cứu 20 g, phèn chua phi 5 g và một ít muối. Tất cả giã nát, thêm nước dừa quấy đều rồi vắt lấy nước. Uống vào thời gian gần có kinh thì hành kinh tốt.

Chữa sởi trẻ em: lá sung tật, lá dâu, lá đậu ván, lá cối xay mỗi thứ 15 g, tất cả sao vàng, sắc uống trong ngày. Trẻ từ 2-5 tuổi, mỗi lần uống 20 ml, cách 2 giờ uống 1 lần cho đến khi khỏi.

Chữa hen suyễn trẻ em: dùng nhựa sung hoà với mật ong uống trước khi đi ngủ.

Chữa nhức đầu: dùng nhựa sung phết lên giấy bản dán vào 2 bên thái dương.

Ấn dộ giáo

Trong Atharva Veda, cây sung (tiếng Phạn: uḍumbara hay udumbara)[3] được coi là phương tiện để đạt được sự thịnh vượng và đánh bại kẻ thù[4]. Chẳng hạn, khi nói về tính chất bùa ngải của cây udumbara, bài ca tụng (AV xix, 31) có đoạn viết liên quan[5].

Phật giáo

Bài chi tiết: Ưu đàm hoa (Phật giáo)

Cả cây, hoa và quả của sung đều được gọi là udumbara (tiếng Phạn, tiếng Pali; tiếng Devanagari: उडुम्बर tức hoa đàm hay ưu đàm hoa) trong Phật giáo[6]. Udumbara cũng có thể dùng để chỉ hoa Ni la ưu đàm bát la (Nila udumbara). Hoa ưu đàm xuất hiện trong các chương 2 và 27 của Diệu pháp liên hoa kinh, một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất. Từ trong tiếng Nhật udonge (優曇華, ưu đàm hoa) được thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) sử dụng để nói tới hoa của cây ưu đàm hoa trong chương 68 của Chính pháp nhãn tạng (正法眼藏, shōbōgenzō). Đạo Nguyên đặt khung cảnh của hoa ưu đàm trong hoa thuyết pháp được Thích-ca Mâu-ni đặt trên đỉnh Linh Thứu.

 (trích vi.wikipedia)

*******

Fíkovník[1] (Ficus) je rod vyšších dvouděložných rostlin z čeledimorušovníkovité (Moraceae). Zahrnuje asi 1000 druhů a je rozšířen vtropech a subtropech celého světa. Fíkovníky jsou dřeviny s jednoduchýmilisty a drobnými květy ve specializovaném dužnatém květenství, z něhož se pak vyvíjí charakteristický plod – fík. Fíkovníky mají dosti všestranné využití.Fíkovník smokvoň poskytuje známé ovoce, fíky. Některé druhy patří mezi oblíbené pokojové rostliny, pěstované nejčastěji pod názvem fíkus.

(trích cz,wikipedia)

Hà Nội, ngày 14.4.2020

NKV

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này