Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở EU và TG
Du học sinh Việt tìm cách thoát khỏi Anh (22/03/2020)

Sớm 17/3, khi số ca nhiễm Covid-19 tại Anh lên hơn 3.000, Vũ Ngân (23 tuổi, quê Hà Nội) vội vã tìm chuyến bay gần nhất để về Việt Nam.

Là du học sinh thạc sĩ tại thành phố Leeds, xứ Yorkshire (Vương Quốc Anh), Vũ Ngân trở về Việt Nam trên một trong những chuyến bay quốc tế cuối cùng của Vietnam Airline. Ngân chia sẻ về hành trình thoát khỏi vùng dịch.

Ngày 16/3, tôi hoang mang và lo sợ khi số ca dương tính với Covid-19 tại Leeds là 19, cả nước gần 2.000 ca. Tình hình dịch bệnh tại Anh đang trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Số ca nhiễm bệnh tăng liên tục, hàng loạt trường học, nhà hàng đóng cửa. Trên phố, quảng trường và công viên thường ngày đông đúc giờ không một bóng người. Người dân tại Anh đã có ý thức hơn trong việc phòng chống Covid-19 khi hạn chế ra ngoài và bắt đầu sử dụng khẩu trang.

Tối hôm đó, nhận được thông báo trường cho sinh viên học trực tuyến, ý định trở về Việt Nam xuất hiện trong đầu tôi. Tôi trằn trọc suy nghĩ cả đêm với hàng loạt câu hỏi trong đầu: Về bây giờ có đúng đắn không? Nếu về thì khi nào mới quay trở lại được? Bố mẹ và người thân có ổn không? Nếu ở lại thì cần làm gì? Cuối cùng, tôi quyết định về nước.

Sáng 17/3, khi số ca nhiễm Covid-19 tại Anh lên hơn 3.000, tôi lao đến chiếc laptop để tìm cho mình chuyến bay gần nhất trở về Hà Nội. Khoảnh khắc nhìn những chuyến bay từ Anh trở về quê hương lần lượt bị hủy sau thông báo Việt Nam ngừng nhập cảnh đối với du khách từng qua châu Âu, tim tôi như thắt lại.

"Mình phải trở về. Phải trở về nhà", ý nghĩ ấy càng thôi thúc tôi hơn. Tiếp tục tìm kiếm, thật may tôi thấy một chuyến bay của Vietnam Airline về TP HCM, khởi hành lúc 11h ngày 18/3. Không do dự, tôi đặt ngay vé, trong lòng thầm nhủ "trở về Việt Nam là an toàn rồi".

Vì thời gian bay gấp gáp, tôi chỉ dành nửa ngày để chuẩn bị đồ đạc gồm 2-3 bộ quần áo, một hộp khẩu trang và những nhu yếu phẩm cần thiết, tất cả cho vào một chiếc balo. Đêm đó, tôi hồi hộp đến mất ngủ, không thể tin được mình sắp về Việt Nam thật rồi.

Chuyến bay VN50 đưa 164 du học sinh từ Anh về Việt Nam. Ảnh: Vũ Ngân

5h ngày 18/3, tôi thức dậy, mặc chiếc áo khoác dài đến đầu gối, đi găng tay và đeo khẩu trang, sau đó lên tàu đi từ thành phố Leeds đến sân bay London Heathrow. Vì đêm thiếu ngủ và mệt, tôi ngủ thiếp đi trong hai tiếng di chuyển.

Dù còn vài tiếng nữa mới đến giờ làm thủ tục, rất đông khách hàng đã có mặt tại quầy vé. Nhiều người trong số đó bị từ chối xuất vé vì không có hộ chiếu hoặc thẻ cư trú tại Việt Nam. Tôi nghe thấy những cái thở dài ngao ngán, một vài hành khách Trung Quốc bật khóc. Lúc này, tôi nhận ra mình thật may mắn biết bao khi sắp được trở về quê hương.

Chuyến bay VN50 hôm đó có 164 hành khách, đều là du học sinh Việt Nam tại Anh. Sau khi được kiểm tra sức khỏe và khai báo y tế, tôi thấp thỏm ngồi đợi đến giờ lên máy bay. May mắn, tất cả chúng tôi đủ điều kiện về nước, không ai bị bỏ lại.

Cho đến tận khi máy bay cất cánh, tôi mới dám tin là mình đang thật sự được về nhà. Trên một chuyến bay từ Anh về Việt Nam toàn người Việt, cảm giác thân thương bao trùm, nhưng chúng tôi không nói chuyện nhiều, chỉ lặng lẽ nhìn nhau qua lớp kính bảo hộ và khẩu trang.

Xuyên suốt chuyến bay dài 12 tiếng, những giấc ngủ chập chờn khiến tôi cảm thấy màn đêm kéo dài hơn thường lệ. Cứ một lúc tôi lại kiểm tra thời gian trên màn hình điện thoại, đếm ngược từng giờ đến khi máy bay hạ cánh.

Khi bay được khoảng 6-7 tiếng, chúng tôi được thông báo máy bay sẽ không hạ cánh ở Tân Sơn Nhất (TP HCM) như kế hoạch. Thay vào đó, chúng tôi sẽ đến sân bay Cần Thơ vì đây là chuyến bay về từ vùng dịch. Tôi hơi hoang mang, sau đó nhanh chóng trấn tĩnh vì về được Việt Nam là tốt rồi.

Các tiếp viên trong bộ đồ bảo hộ phục vụ suất ăn cho chúng tôi gồm hamburger, salad, nước ngọt và bánh mì, đựng trong khay và dĩa nhựa dùng một lần. Tôi ăn khá ít và thiếp đi khi bầu trời hửng sáng.

Trường quân sự thành phố Đa Séc (Đồng Tháp) được sử dụng làm nơi cách ly 164 du học sinh trở về từ Anh. Ảnh: Vũ Ngân

6h ngày 19/3, sân bay Cần Thơ hiện lên sau những đám mây, lòng tôi như trút được một hòn đá tảng. Dù cách xa gia đình gần 1.600 km, cảm giác đặt chân lên mảnh đất quê hương yên bình, được sống giữa những người đồng bào chung ngôn ngữ, tôi thấy bình yên lạ. Sau nhiều ngày tháng học tập tại nước Anh xa xôi, chưa khi nào tôi thấy mình gần gia đình đến vậy.

Sau khi hạ cánh, chúng tôi khai báo y tế, cố gắng trung thực hết mức có thể về hành trình đi lại, sức khỏe của mỗi người. Tôi nghĩ đây là cách nhỏ bé duy nhất mình có thể giúp cho quê hương vào lúc này.

Sau khi hoàn tất việc khai báo, xe quân sự đón chúng tôi di chuyển về thành phố Đa Séc (Đồng Tháp) để cách ly tập trung 14 ngày. Hơn 160 hành khách của chuyến bay VN50 từ London đều được cách ly tại đây.

Trên đường đi, tôi tò mò và có phần háo hức, tưởng tượng về những gì mình sẽ trải qua trong hai tuần. Ngay khi đến khu cách ly, tôi liên lạc báo tin cho bố mẹ yên tâm, sau đó được các cán bộ bố trí về phòng riêng với hai người bạn cùng lứa tuổi.

Bữa ăn đầu tiên của Vũ Ngân tại khu cách ly. Ảnh: Vũ Ngân

Mỗi người chúng tôi đều được chuẩn bị sẵn đồ dùng cá nhân như kem đánh răng, bàn chải, khẩu trang cùng bộ một chăn, ga. Nhân viên y tế và cán bộ rất nhiệt tình, liên tục thăm hỏi, cố gắng hỗ trợ tối đa những thứ chúng tôi cần.

Bữa ăn đầu tiên của tôi có tôm, thịt gà rang cùng chuối tráng miệng. Những món ăn quê hương chính là món quà tuyệt vời nhất với chúng tôi sau chuyến bay dài mệt mỏi. Hàng ngày, tôi được đo thân nhiệt hai lần, dành nhiều thời gian để đọc sách, xem phim và thăm hỏi người thân.

Sau những ngày ở khu cách ly, tôi đã hiểu vì sao Việt Nam nhỏ bé của chúng ta là một trong những quốc gia đi đầu chống Covid-19. Chính phủ không bỏ lại ai trong cuộc chiến này, luôn che chở, bao bọc người dân dù ở bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào.

Tôi thầm cảm ơn Tổ quốc, hãng hàng không, nhân viên y tế, bộ đội, công an đã không quản ngày đêm chăm sóc tận tình, giúp những đứa con xa quê như chúng tôi được về nhà bình an.

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam hiện có khoảng 190.000 du học sinh, nhiều nhất là Mỹ 29.000, kế đó là Canada 21.000, Australia và New Zealand 30.000, Nhật Bản 15.000, Hàn Quốc 14.000, Anh 12.000, Italy và Trung Quốc mỗi nước khoảng 11.000, Đức 7.500, Pháp 6.500.

Từ khi châu Âu và Mỹ trở thành tâm dịch, hàng nghìn du học sinh Việt Nam đã về nước. Ngày 19/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo du học sinh cân nhắc kỹ các rủi ro khi trở về.

Trường hợp thật sự cần thiết phải trở về, du học sinh phải trung thực khai báo y tế, cách ly theo quy định của Bộ Y tế. Nếu có dấu hiệu bị sốt, ho, khó thở, du học sinh cần chủ động cách ly và liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Thanh Hằng (vnexpress)

Tin mới:
Nhóm người Việt bị nghi sát hại đồng hương ở Đài Loan(17/04/2024)
Giới trẻ Việt ở Saint Petersburg tiếp nối giá trị truyền thống ngày Giỗ Tổ(15/04/2024)
Người gốc Việt đầu tiên trúng cử hội đồng nhân dân cấp quận ở Ba Lan(13/04/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập(11/04/2024)
Người Việt tại Hungary hướng về biển đảo quê hương(10/04/2024)
Ấn tượng Lễ khai giảng giai đoạn 3 chương trình Tiếng Việt vui(08/04/2024)
Sinh viên Việt Nam tại Pháp ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Hoàng Sa và Trường Sa(07/04/2024)
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main tổ chức Hội thảo về dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Đức(30/03/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan(30/03/2024)
Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga(24/03/2024)
Các tin khác:
Chiều sếp, chàng trai Việt nhảy giữa nhóm người Đức hút 6 triệu lượt xem(22/03/2024)
Nghi phạm vụ xe tải chở 7 người Việt nhập cảnh trái phép vào Anh không nhận tội(19/03/2024)
Tôn vinh nữ doanh nhân Việt tại Pháp(19/03/2024)
Người Việt đánh nhau ở chợ châu Á Berlin: Ba người đàn ông bị thương nặng (18/03/2024)
Trung vệ Việt kiều Hungary bắn tín hiệu về Việt Nam(17/03/2024)
Sinh viên Việt Nam "lan tỏa hồn tre" Việt Nam tại thủ đô Moskva(17/03/2024)
Chuyện thi Quốc tịch tại Hungary(11/03/2024)
Tiếng cười bên lớp học tiếng Việt tại Hungary(11/03/2024)
Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2026(11/03/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ - Mái ấm của chị em người Việt(11/03/2024)
Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ I diễn ra từ 9-10/3(06/03/2024)
Văn hóa Việt và môn võ Quán khí đạo tại Romania(03/03/2024)
Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh(23/02/2024)
Anh phạt tù thanh niên đưa 6 người Việt nhập cảnh trên nóc xe tải(22/02/2024)
Nữ điều dưỡng viên lưu giữ "hồn Việt" ở trời Âu(21/02/2024)
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời(21/02/2024)
Tết Giáp Thìn 2024 cùng du học sinh tại Grenoble(19/02/2024)
Đức: Hội người Việt tại thành phố Hamm khẳng định xây dựng cộng đồng vững mạnh(19/02/2024)
Sinh viên Việt Nam tích cực quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc(17/02/2024)
Tết sum vầy của người Việt ở Bồ Đào Nha(14/02/2024)
Người gốc Việt ra tranh cử ở Ba Lan(13/02/2024)
Người Hải Dương ở Nga giờ ra sao?(13/02/2024)
Cháy nhà tại Mỹ, gia đình người đàn ông gốc Việt chết thảm(11/02/2024)
Thư từ Đức: Ấm lòng Tết Việt xứ xa(09/02/2024)
4 người Việt bị cáo buộc trộm số quần áo trị giá 135.000 USD tại Nhật(07/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hy Lạp(07/02/2024)
Gói bánh chưng tại Hungary: Dịp ôn lại kỷ niệm tết Việt(07/02/2024)
Xuân Quê hương 2024 đoàn kết, gắn bó, hướng về đất nước tại Hà Lan(05/02/2024)
Ban liên lạc toàn cầu vì biển, đảo Việt Nam ​thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân(04/02/2024)
Hungary: Đoàn Đại sứ quán Việt Nam thăm, chúc Tết Hội Phật tử Việt Nam - chùa Tuệ Giác(04/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này