Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở EU và TG
Người Việt vật lộn giữa Italy phong tỏa toàn quốc vì dịch (11/03/2020)

Học ở Rome hai năm, Lý Dật Thụ quen với cách chào hỏi của người Italy với cái ôm và hôn hai bên má. Nhưng sau lệnh phong tỏa cả nước, những cái ôm hôn trở nên dè dặt.

“Đang mùa dịch, hay mình tránh thì hơn”, Thụ thường phải từ chối khéo như vậy và mọi người cũng gật đầu thấu hiểu. Tất nhiên, có những người mà Thụ vẫn cố chào hỏi bằng cái “ôm nhẹ, kiểu ôm lấy lệ”, anh nói với Zing.vn.

Cuộc sống của người Việt ở Italy đang buộc phải thay đổi theo dịch bệnh, không chỉ dừng ở văn hóa chào hỏi. Dịch virus corona ở nước này đã gây ra số ca tử vong cao thứ 2 sau Trung Quốc. Sang ngày 10/3, lần đầu tiên kể từ Thế chiến, chính phủ ra lệnh phong tỏa toàn bộ quốc gia 60 triệu người dân.

Theo đó, những nơi đông người sẽ bị đóng cửa (như bảo tàng, rạp phim, sân vận động), hàng quán giới hạn giờ mở từ 6h-18h, còn người dân chỉ được đi lại nếu khai rõ lý do thật cần thiết như đi làm, đi mua nhu yếu phẩm. Cảnh sát lập các chốt chặn để kiểm tra tờ khai.

Quảng trường Duomo ở Milan sau lệnh phong tỏa đầu tiên ngày 8/3. Ảnh: Reuters.

Đấu trường La Mã vắng bóng khách

Tối 9/3, ngay sau khi có lệnh phong tỏa, Thụ, học thạc sĩ ngành y Đại học Rome, đã thấy nhiều người xếp hàng mua đồ về tích trữ.

7h hôm sau, buổi sáng đầu tiên phong tỏa, đường phố vắng lặng như mọi khi vì vẫn còn sớm. Nhưng Thụ nhận thấy đấu trường La Mã (Colosseum) không còn du khách, dù họ vẫn thường tới đây vào sáng sớm.

Thụ về nhà vào buổi trưa. Khung giờ 12-14h và 17-19h ở Rome thường “kẹt xe dữ dội” nhưng hôm nay xe cộ vắng hơn hẳn.

“Rome là thành phố của các bảo tàng, của báu vật quý giá nhất thế giới, các rạp hát đông người, giờ vắng người, mình cũng thấy buồn”, Thụ nói.

Người xếp hàng mua đồ về tích trữ buổi tối sau khi có lệnh phong tỏa cả nước và đấu trường La Mã vắng bóng khách sáng hôm sau. Ảnh: Lý Dật Thụ.

Từ trước lệnh phong tỏa, dịch bệnh lây lan mạnh ở miền Bắc Italy đã khiến cuộc sống ở Rome xen lẫn sự thận trọng.

Trường của anh đã quay video một số bài giảng, gửi lên mạng để sinh viên tự học. Ở bệnh viện nơi Thụ thực hành, lần đầu tiên anh thấy người đeo khẩu trang, từ bác sĩ cho đến người khuân vác, nhưng chỉ ở khoa truyền nhiễm.

Tới bưu điện, Thụ được yêu cầu lấy số rồi đứng chờ ở ngoài, thay vì ngồi trên ghế đợi ở bên trong như mọi khi. Chỉ khi vài người giao dịch xong và đi ra, vài người khác mới được vào.

“Một Milan kỳ lạ”

Tương tự, Milan cũng trở nên xa lạ đối với Nguyễn Thùy Linh, 29 tuổi, trở lại từ TP.HCM cách đây hơn một tuần, khi mà miền Bắc Italy đã thành điểm nóng của dịch bệnh.

“Mình về Italy ngày 27/2, cũng khá lo ngại vì một nửa gia đình của mình bảo đừng về, còn nửa kia bảo cứ bình tĩnh”, Linh nói với Zing.vn, cho biết cô là một trong số ít người đeo khẩu trang trên máy bay. “Mọi người đều nhìn mình”.

21h30 tối, sân bay rất vắng, thành phố im lặng, ít xe chạy trên đường. Milan trước khi cô về Việt Nam là một thành phố sầm uất, nhộn nhịp. “Bác lái taxi của mình nói phải đợi một tiếng mới có khách”, sinh viên ngành quản trị nhân sự Đại học Milan kể lại.

Chưa bao giờ trong lịch sử đại học Italy mà việc học trên lớp bị hoãn lại lâu như vậy, email của trường tới hòm thư của Linh, hướng dẫn làm bài tập qua mạng. “Thật buồn khi thấy sân trường và phòng học trống không... Thầy rất nhớ những bữa tiệc tốt nghiệp ồn ào”.

Thành phố Milan trở nên vắng lặng. Ảnh: Nguyễn Thùy Linh.

Thành phố Milan nơi Linh học đã nằm trong diện phong tỏa miền Bắc Italy từ ngày 8/3, hai ngày trước lệnh phong tỏa cả nước.

Nhưng tin đồn tối trước đó đã khiến nhiều người vội vàng kéo vali, chạy ra bến tàu mua vé các chuyến cuối rời đi. Một người bạn của cô muốn sang Đức ở với gia đình, nhưng gia đình bên Đức nói công việc kinh doanh sẽ ảnh hưởng nếu có người từ Milan ghé thăm.

“Một Milan kỳ lạ”, Linh nói về lệnh phong tỏa. “Xe cộ vắng hơn, mọi người hạn chế ra ngoài đường”.

Xuống quầy lễ tân của ký túc xá, kệ treo chìa khóa gần như đủ các phòng. Chỉ một số không có chìa, tức có người đang ở. “Các bạn đã đặt vé về từ tầm 20-21/2, quay trở lại nước mình hoặc sang nước châu Âu khác”, Linh nói.

Một siêu thị ở Milan yêu cầu khách phải đeo găng tay. Ảnh: Nguyễn Thùy Linh.

Đi du lịch, không thể trở về vì phong tỏa

Tháng 3 này lẽ ra là thời gian rất đẹp đối với Lương Ngọc Anh, sinh viên sắp tốt nghiệp Đại học Rome. Cô sẽ mặc áo dài trong ngày tốt nghiệp hai tuần tới, sau ba năm học. Cô mời nhiều bạn bè từ tháng trước.

Nhưng với lệnh cấm tụ tập đông người kéo dài tới đầu tháng 4, lễ tốt nghiệp của Ngọc Anh bị hoãn “chưa biết tới bao giờ”.

Thay vì đi nhiều nước châu Âu, cô và bạn trai chỉ đi hai nước, các kế hoạch đảo lộn. “May mà tụi em không đặt vé trước, nếu đặt vé trước thì mất hết sạch tiền”, Ngọc Anh nói với Zing.vn khi đang ở Ba Lan.

Giữa chuyến du lịch, họ phải “liên tục lên mạng tìm xem có nước nào cấm người từ Italy không”, Ngọc Anh nói. Chẳng hạn, họ không thể tới Séc, dù có người nhà ở đó, vì Séc sẽ cách ly những người đến từ Italy.

“Đeo khẩu trang cũng bị nhìn”, Ngọc Anh nói thêm. Khi trên xe buýt qua biên giới Đức, cảnh sát thấy cặp đôi đeo khẩu trang, tới hỏi kỹ hơn “hai người có bị sao không... nếu bị sao chúng tôi sẽ đưa tới viện”.

Cảnh sát Italy tại chốt chặn ở Valsamoggia giữa hai tỉnh được phong tỏa là Modena và Bologna hôm 9/3. Ảnh: Getty Images.

Việc quay về Italy ngày càng khó do nhiều chuyến bay bị hủy. Chưa vào lại được Italy, Ngọc Anh vẫn còn nhà thuê, tiền đặt cọc, đồ đạc ở đây, vẫn trả tiền nhà.

Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới cộng đồng Việt Nam từ “hơn nửa tháng” trước khi có lệnh phong tỏa, cô nói thêm. Nhiều nhà hàng Việt Nam đã không còn khách “vì tâm lý kỳ thị”, thậm chí không bán nữa.

Trong khi đó, Nguyễn Thanh Hiền, 25 tuổi, học thạc sĩ tại thành phố Modena, thuộc khu vực Emilia Romagna, một trong nhiều tâm dịch tại Italy, đã phải nghỉ học 2 tuần nay.

“Tàu xe vẫn hoạt động bình thường... nhưng phải khai báo mục đích của chuyến đi, phải là các trường hợp khẩn cấp, công việc, hay đang đi du lịch nhưng bị kẹt lại, thì mới được phép ra khỏi đây”, Hiền nói.

Cảnh sát lên tàu kiểm tra giấy tờ hoặc trực tại các chốt ở nhà ga, sân bay, trạm thu phí và mọi cửa ngõ của thành phố, Hiền cho biết.

Đường phố nơi cô ở vắng hơn thường lệ, nhưng công viên vẫn có “kha khá người” đi bộ, chơi thể thao, dắt chó đi dạo. “Mọi người không hoảng loạn. Chỉ 1-2 ngày đầu bùng phát là có hiện tượng tích trữ đồ ăn, giờ thì không”, Hiền nói.

Công viên vắng người ở Modena, Italy giữa dịch Covid-19. Ảnh: Nguyễn Thanh Hiền.

“Chúng ta đứng cách nhau 1 m nhé”

Từ Milan, Linh cũng kể về một lễ tốt nghiệp chóng vánh, “về sớm” của một người bạn cô gần đây. Lối sống có chút thay đổi, các bạn của cô không ăn ở nhà ăn của trường như trước mà đem về phòng.

Khi tuyên bố lệnh phong tỏa cả nước Italy, Thủ tướng Conte yêu cầu mọi người giữ khoảng cách 1 m. Các hàng quán, cửa tiệm được mở cửa nếu đảm bảo được rằng khách hàng giữ khoảng cách.

Nhiều người Italy dường như đang hưởng ứng đề nghị này của thủ tướng, đứng cách xa nhau khi xếp hàng, theo các hình ảnh trên báo chí và Twitter. Phóng viên đài BBC World Service kể có người đã cắt hàng vì không nhận ra mọi người đang đứng cách xa nhau, sau đó xin lỗi về sự hiểu lầm.

“Vui lòng lùi một chút”, một tiệm ăn ở Milan mà Linh tới đã nhắc khách như vậy, để họ xếp hàng cách một đoạn so với quầy tính tiền. Dù là đưa thẻ thanh toán hay đưa chìa khóa cho lễ tân ở ký túc xá, mọi người thường đặt lên quầy thay vì trao tận tay.

“1 m nhé”, một người bạn của Linh giơ tay từ chối nhẹ, khi cô lại gần ôm chào hỏi theo thói quen của người Italy. Linh không thấy bối rối, mà cảm ơn bạn vì đã nhắc nhở điều mà Linh nói là “đã thành nguyên tắc” những ngày này.

Mặc dù nhiều nơi ở Rome đóng cửa, nhưng gần đây, Thụ, 26 tuổi và là sinh viên ngành y khoa, vẫn thấy thanh niên tụ tập về đêm - mà anh cho là nét văn hóa mà Rome không thể bỏ.

Nguoi Viet vat lon giua Italy phong toa toan quoc vi dich hinh anh 11 10.png

Lý Dật Thụ, học Thạc sĩ ngành y, Đại học Rome. Ảnh: NVCC.

“Lịch sử 28 thế kỷ nay rồi, cuộc sống người thành Rome vẫn vậy”, Thụ nói. “Vũ trường, disco đóng cửa, thì người trẻ tụ tập ở đài phun nước, quảng trường, ngồi tụ tập ăn kem, đem rượu tới. Em thấy vẫn đông như ngày thường”.

Ít người đeo khẩu trang, và Thụ có hỏi tại sao. “Khẩu trang không có tác dụng gì đâu... người bệnh mới đeo, người khỏe không đeo làm gì”, các bạn người Italy trả lời về văn hóa của mình.

Thụ cho biết người Việt và người Trung Quốc tại Rome đeo khẩu trang sớm nhất và là những người đầu tiên mua khẩu trang, nước rửa tay, mua đồ về dự trữ, “tâm lý hệt như bên Việt Nam vậy”.

“Em không có khẩu trang để mà đeo. Khi dịch bùng lên, chưa tới Rome, người ta đã quét sạch khẩu trang, các nhà thuốc hết hàng, nhưng ra ngoài lại không thấy ai đeo”, Thụ nói.

Ở Milan, Linh cho rằng người Italy đang dần đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng. Nhưng ít nhất hai người đã tránh ra xa trên tàu xe khi vừa thấy Linh đeo khẩu trang - cô chỉ có thể “bật cười”.

Linh chưa rõ có thể tiếp tục phỏng vấn và xin vào một chương trình thực tập tháng 4 hay không. Trong những ngày này, Linh xem cảnh đẹp của Italy trên YouTube rồi ghi lại để lấy tinh thần sau này đi du lịch. “Trước kia thì tung tăng tung tẩy muốn đi đâu cũng được”.

Màn trình diễn Shen Yun mà Linh đặt vé cả năm trước cuối cùng phải hủy. Ban tổ chức phải email hơn 15.000 khán giả để xin lỗi.

Ở Rome, Thụ không còn tới được các thư viện công hay những tối bảo tàng mở miễn phí như anh vẫn thường đi. Tuy vậy, anh cố nhìn vào mặt tích cực.

“Chỉ chán đối với du khách thôi”, Thụ nói. “Thường ngày Rome lúc nào cũng đông, cả từ 12h đêm tới sáng... nay thấy thoải mái, dễ thở hơn đối với người sống ở đây”.

Trọng Thuấn và Hương Ly (zing)

Tin mới:
Nhóm người Việt bị nghi sát hại đồng hương ở Đài Loan(17/04/2024)
Giới trẻ Việt ở Saint Petersburg tiếp nối giá trị truyền thống ngày Giỗ Tổ(15/04/2024)
Người gốc Việt đầu tiên trúng cử hội đồng nhân dân cấp quận ở Ba Lan(13/04/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập(11/04/2024)
Người Việt tại Hungary hướng về biển đảo quê hương(10/04/2024)
Ấn tượng Lễ khai giảng giai đoạn 3 chương trình Tiếng Việt vui(08/04/2024)
Sinh viên Việt Nam tại Pháp ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Hoàng Sa và Trường Sa(07/04/2024)
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main tổ chức Hội thảo về dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Đức(30/03/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan(30/03/2024)
Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga(24/03/2024)
Các tin khác:
Chiều sếp, chàng trai Việt nhảy giữa nhóm người Đức hút 6 triệu lượt xem(22/03/2024)
Nghi phạm vụ xe tải chở 7 người Việt nhập cảnh trái phép vào Anh không nhận tội(19/03/2024)
Tôn vinh nữ doanh nhân Việt tại Pháp(19/03/2024)
Người Việt đánh nhau ở chợ châu Á Berlin: Ba người đàn ông bị thương nặng (18/03/2024)
Trung vệ Việt kiều Hungary bắn tín hiệu về Việt Nam(17/03/2024)
Sinh viên Việt Nam "lan tỏa hồn tre" Việt Nam tại thủ đô Moskva(17/03/2024)
Chuyện thi Quốc tịch tại Hungary(11/03/2024)
Tiếng cười bên lớp học tiếng Việt tại Hungary(11/03/2024)
Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2026(11/03/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ - Mái ấm của chị em người Việt(11/03/2024)
Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ I diễn ra từ 9-10/3(06/03/2024)
Văn hóa Việt và môn võ Quán khí đạo tại Romania(03/03/2024)
Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh(23/02/2024)
Anh phạt tù thanh niên đưa 6 người Việt nhập cảnh trên nóc xe tải(22/02/2024)
Nữ điều dưỡng viên lưu giữ "hồn Việt" ở trời Âu(21/02/2024)
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời(21/02/2024)
Tết Giáp Thìn 2024 cùng du học sinh tại Grenoble(19/02/2024)
Đức: Hội người Việt tại thành phố Hamm khẳng định xây dựng cộng đồng vững mạnh(19/02/2024)
Sinh viên Việt Nam tích cực quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc(17/02/2024)
Tết sum vầy của người Việt ở Bồ Đào Nha(14/02/2024)
Người gốc Việt ra tranh cử ở Ba Lan(13/02/2024)
Người Hải Dương ở Nga giờ ra sao?(13/02/2024)
Cháy nhà tại Mỹ, gia đình người đàn ông gốc Việt chết thảm(11/02/2024)
Thư từ Đức: Ấm lòng Tết Việt xứ xa(09/02/2024)
4 người Việt bị cáo buộc trộm số quần áo trị giá 135.000 USD tại Nhật(07/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hy Lạp(07/02/2024)
Gói bánh chưng tại Hungary: Dịp ôn lại kỷ niệm tết Việt(07/02/2024)
Xuân Quê hương 2024 đoàn kết, gắn bó, hướng về đất nước tại Hà Lan(05/02/2024)
Ban liên lạc toàn cầu vì biển, đảo Việt Nam ​thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân(04/02/2024)
Hungary: Đoàn Đại sứ quán Việt Nam thăm, chúc Tết Hội Phật tử Việt Nam - chùa Tuệ Giác(04/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này