Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở EU và TG
Công dân nơi "thiên đường" (10/11/2019)

Không ít người Việt coi Anh là “miền đất hứa”, “thiên đường”, là nơi dung thân lý tưởng, chấp nhận đánh đổi mọi giá để đến theo kiểu nhập cư lậu - thực trạng phổ biến nhất. Dân đi lậu làm thế nào để thành công dân thiên đường?

Từ trái sang: Bà Minh Nguyệt và ông Thanh Phan, thế hệ người Việt định cư lâu năm tại Anh - Nguyễn Đình

Hơn 40 năm sống ở London, phục vụ trong ngành cảnh sát, ông Thanh Phan, nay đã qua tuổi 79, có thể nói là rất hiểu về đời sống người Việt. Hỏi về miền “thiên đường” nơi mình đang sống, ông cụ bảo: “Nước Anh tôi coi đó là thiên đường thật, bởi người Anh rất tốt, họ quý người, giúp người nhiều lắm. Nhưng đừng vì thế bằng mọi giá vào thiên đường ấy bằng cách chui lủi, sống ngoài vòng pháp lý, vướng rủi ro cao. Câu chuyện 39 cháu người Việt trong sự vụ vừa rồi, cùng là đồng hương với mình, suy nghĩ lắm chứ, đau lắm chứ. Đi vào Anh theo lối như thế, không phải như đi vào thiên đường đâu”.

Nô lệ thời hiện đại ?

Thuật ngữ đao to búa lớn này được áp vào rất nhiều trường hợp lao động tại Anh bằng con đường nhập cư lậu, và sau đó bị cảnh sát phát hiện. Với những di dân lậu từ Việt Nam , các nghề phổ thông nhất, dễ kiếm tiền nhất bao gồm làm móng (nail), trồng cần sa và tạp vụ nhà hàng, kể cả làm bếp phụ - chính. Mỗi khi cảnh sát điều tra, làm việc với các tiệm nail, nhà hàng, phát hiện dân nhập cư lậu, bao giờ cũng nhận được một bài khai na ná nhau, chủ yếu là than nghèo kể khổ, bị ép làm việc liên tục 12 - 14, thậm chí 16 tiếng/ngày, không được trả lương, điều kiện sống tồi tàn, và thế là được quy vào “nô lệ thời hiện đại”. Mấu chốt cuối cùng của lao động chui, ấy là xin được tị nạn. Và con đường được tị nạn nhanh nhất, là phải đi làm chui, làm người “rơm”, rồi sau đó nhờ luật sư làm thủ tục xin tị nạn.

Một đầu bếp với thâm niên hơn 15 năm lắc chảo, lang bạt khắp các nhà hàng Việt ở London, giờ đã trở thành danh chính ngôn thuận ở Anh bằng hình thức xin tị nạn. Anh xin được giấu tên và kể lại chuyện một thời chui lủi: “Thời tớ làm nhà hàng chui, có hôm cảnh sát đến kiểm tra, không còn cách nào khác phải chui lên hệ thống thông gió để trốn ra ngoài. Vì nếu bị bắt, mình ảnh hưởng thì không nói rồi, nhưng quan trọng hơn là chủ sẽ bị phạt tiền, thậm chí bị rút giấy phép. Họ là người cưu mang mình, nên phải cố tìm cách trốn cho họ không bị liên lụy”. Hệ thống thông gió mà anh đầu bếp lẩn trốn, nối ra đường hầm tàu điện, đây là một giải pháp cực kỳ nguy hiểm bởi có thể mất mạng, nhưng may mắn lần đào thoát ấy trót lọt.

Nối mi, làm móng ở các tiệm nail vẫn là nghề kiếm sống của nhiều người Việt nhập cư ở Anh

Người nhập cư lậu, mang “thương hiệu” nô lệ thời hiện đại, sống ngoài pháp luật, không giấy tờ, kể cả tên tuổi cũng khai giả, tuổi 22 thì khai 15 - 16 tuổi nhờ lợi thế ngoại hình bé nhỏ của người Á Đông... Những gian dối, ngụy tạo ấy đều nhằm mục đích gây khó khăn cho công tác điều tra khi bị bắt giữ. Nghe vẻ ngoài, tưởng cuộc đời dân di cư lậu toàn mùi khổ, hóa ra lại dễ sống (ít nhất là theo quan niệm của họ), bởi tiền công lao động được trả tiền mặt, làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu, không phải đóng thuế, không phải tốn kém cho phúc lợi xã hội và quan trọng hơn là dễ được hội nhập vào xã hội Anh bằng con đường tị nạn. Bị bắt rồi sẽ thả, thả rồi lại bắt, vòng luẩn quẩn ấy khiến những “nô lệ” đủ ung dung tồn tại, và Anh cho đến giờ vẫn là “miền đất hứa” của họ.

Công dân thiên đường

Thảm kịch 39 người Việt tử nạn ở Essex gây nên nhiều thắc mắc khi trong cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Anh biết không ít gia đình trong số nạn nhân có mức sống không thiếu thốn, bần cùng đến mức phải dứt bỏ quê hương, chấp nhận đi bằng con đường nhập cư lậu. Câu hỏi đặt ra là tại sao không vào Anh bằng con đường hợp pháp mà phải đi chui? Chẳng hạn xin đi du lịch, đường hoàng đi rồi trốn, ít ra không phải ngồi trong container, không sợ bị rủi ro. Một trong những lý giải là có thể họ thiếu thông tin, bị dụ dỗ, mù quáng...; nhưng cũng có lý giải khác là do người thân của họ đang ở Anh cũng từng qua bằng đường dây này. Và đi bằng container, cũng là một lý do kể khổ trong hồ sơ xin tị nạn.

Dễ sống, dễ được cộng đồng đón nhận khiến Anh trở thành miền đất hứa theo suy nghĩ của không ít người Việt

Trong hành trình trở thành công dân thiên đường ở Anh, nếu giữa đường đứt gánh (tiệm nail, nhà hàng, bãi trồng cần sa... bị cảnh sát phát hiện), phận dân nhập cư lậu khi bị bắt dễ tạo niềm thương cảm bằng hoàn cảnh (đi chui cực khổ, băng rừng, ẩn trong container, bị bóc lột lao động...). Kỳ thực, đây là tình cảnh do chính dân nhập cư lậu tự lựa chọn. Đường dây vận chuyển người có thể kiếm lời từ việc vận chuyển họ vào Anh, nhưng cuộc sống ở Anh là do họ tự quyết định hoặc thỏa thuận với các đầu mối đã được sắp sẵn. Chuyện làm ngày 14 - 16 tiếng đều là sự thỏa thuận, làm nhiều ăn nhiều.

Một trong số muôn vàn cách vào Anh, nếu theo con đường chính thống - theo phóng viên Thanh Niên tìm hiểu từ cộng đồng người Việt - mất ít là 10 năm, tính từ ngày đầu vào Anh trình diện. Đây là con đường thường được du học sinh lựa chọn. Khi vào học đại học, hết 4 năm - tốt nghiệp, các bạn học tiếp lên thạc sĩ - 2 năm (hoặc 1 năm), đi làm 2 năm theo visa ưu tiên dành cho sinh viên sau tốt nghiệp, tiếp tục nộp đơn học tiếp tiến sĩ (2 năm), rồi xin việc làm... Quãng thời gian trong hơn 10 năm ấy, đương sự không vướng một lỗi gì liên quan pháp luật, hồ sơ xin ở lại sẽ rất dễ dàng. Cũng có kiểu du học mãi không tốt nghiệp, bởi cứ 2 - 3 năm lại chuyển trường, đăng ký ngành khác, mục đích để kéo dài thời gian lưu trú tại Anh đủ 10 năm mà không vướng bất kỳ điều gì liên quan đến pháp luật.

Anh Huỳnh Thanh Phong, Phó chủ tịch Hội Người Việt tại Anh, cung cấp thêm thông tin: “Hai năm trở lại đây, lượng người Việt vào Anh theo con đường nhập cư lậu khá nhiều. Do Bộ Nội vụ Anh gần đây cấp visa cho những người đến từ hơn 10 năm trước mà không giấy tờ, có thể đây chính là lý do để người Việt quyết tâm đi Anh, với hy vọng qua đây dễ sống, dù đi lậu rồi cũng sẽ có ngày được định cư”.

Nhiều kiểu định cư khác như làm hôn thê chính thức, hoặc kết hôn giả...; mỗi con đường vào Anh đều mang kỳ vọng trở thành công dân thiên đường, nhưng sự đời chẳng bao giờ như mơ.

Lam Phong (Thanh Niên online)

Tin mới:
Nhóm người Việt bị nghi sát hại đồng hương ở Đài Loan(17/04/2024)
Giới trẻ Việt ở Saint Petersburg tiếp nối giá trị truyền thống ngày Giỗ Tổ(15/04/2024)
Người gốc Việt đầu tiên trúng cử hội đồng nhân dân cấp quận ở Ba Lan(13/04/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập(11/04/2024)
Người Việt tại Hungary hướng về biển đảo quê hương(10/04/2024)
Ấn tượng Lễ khai giảng giai đoạn 3 chương trình Tiếng Việt vui(08/04/2024)
Sinh viên Việt Nam tại Pháp ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Hoàng Sa và Trường Sa(07/04/2024)
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main tổ chức Hội thảo về dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Đức(30/03/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan(30/03/2024)
Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga(24/03/2024)
Các tin khác:
Chiều sếp, chàng trai Việt nhảy giữa nhóm người Đức hút 6 triệu lượt xem(22/03/2024)
Nghi phạm vụ xe tải chở 7 người Việt nhập cảnh trái phép vào Anh không nhận tội(19/03/2024)
Tôn vinh nữ doanh nhân Việt tại Pháp(19/03/2024)
Người Việt đánh nhau ở chợ châu Á Berlin: Ba người đàn ông bị thương nặng (18/03/2024)
Trung vệ Việt kiều Hungary bắn tín hiệu về Việt Nam(17/03/2024)
Sinh viên Việt Nam "lan tỏa hồn tre" Việt Nam tại thủ đô Moskva(17/03/2024)
Chuyện thi Quốc tịch tại Hungary(11/03/2024)
Tiếng cười bên lớp học tiếng Việt tại Hungary(11/03/2024)
Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2026(11/03/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ - Mái ấm của chị em người Việt(11/03/2024)
Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ I diễn ra từ 9-10/3(06/03/2024)
Văn hóa Việt và môn võ Quán khí đạo tại Romania(03/03/2024)
Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh(23/02/2024)
Anh phạt tù thanh niên đưa 6 người Việt nhập cảnh trên nóc xe tải(22/02/2024)
Nữ điều dưỡng viên lưu giữ "hồn Việt" ở trời Âu(21/02/2024)
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời(21/02/2024)
Tết Giáp Thìn 2024 cùng du học sinh tại Grenoble(19/02/2024)
Đức: Hội người Việt tại thành phố Hamm khẳng định xây dựng cộng đồng vững mạnh(19/02/2024)
Sinh viên Việt Nam tích cực quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc(17/02/2024)
Tết sum vầy của người Việt ở Bồ Đào Nha(14/02/2024)
Người gốc Việt ra tranh cử ở Ba Lan(13/02/2024)
Người Hải Dương ở Nga giờ ra sao?(13/02/2024)
Cháy nhà tại Mỹ, gia đình người đàn ông gốc Việt chết thảm(11/02/2024)
Thư từ Đức: Ấm lòng Tết Việt xứ xa(09/02/2024)
4 người Việt bị cáo buộc trộm số quần áo trị giá 135.000 USD tại Nhật(07/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hy Lạp(07/02/2024)
Gói bánh chưng tại Hungary: Dịp ôn lại kỷ niệm tết Việt(07/02/2024)
Xuân Quê hương 2024 đoàn kết, gắn bó, hướng về đất nước tại Hà Lan(05/02/2024)
Ban liên lạc toàn cầu vì biển, đảo Việt Nam ​thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân(04/02/2024)
Hungary: Đoàn Đại sứ quán Việt Nam thăm, chúc Tết Hội Phật tử Việt Nam - chùa Tuệ Giác(04/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này