Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở EU và TG
Nghệ sĩ Kim Barbier: “Tôi trưởng thành từ cách giáo dục Việt” (27/09/2019)

Sinh ra ở Paris - chiếc nôi của nền âm nhạc cổ điển hàng đầu thế giới, cô gái người Pháp gốc Việt Kim Barbier đã sớm thành danh trong làng piano quốc tế. Tuy nhiên, trong cuộc trò chuyện với TG&VN, cô chủ yếu nói về người mẹ Việt và những cảm nhận giản dị, chân thật về quê hương thứ hai của mình.

Với Kim Barbier, mẹ là người truyền cảm hứng đến với con đường nghệ thuật...

Trở lại Việt Nam sau gần 10 năm, chị đã có một đêm hòa nhạc tuyệt vời với khán giả Hà Nội. Cảm xúc lần trở về này có gì mới không chị?

Cảm ơn bạn! Đây là lần thứ hai tôi được biểu diễn tại Hà Nội, cơ hội đều đến từ lời mời của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam. Tôi rất vui và ngạc nhiên trước tình cảm và sự quan tâm ngày càng nồng nhiệt của khán giả dành cho âm nhạc cổ điển và bản thân tôi.

Đặc biệt, đây cũng là lần thứ tư tôi có dịp trở về thăm quê mẹ, cảm xúc đương nhiên có rất nhiều mới mẻ vì đã khá lâu rồi tôi mới có thể trở lại!

Mang hai dòng máu Pháp – Việt nhưng ở chị vẫn luôn toát lên vẻ đẹp rất Á Đông. Hẳn là chị có nhiều nét rất giống mẹ?

Mẹ tôi là người Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay). Bà sang Pháp năm 1973 và gặp cha tôi ở đây. Trước khi sang Việt Nam biểu diễn, tôi đã về thăm và tìm hiểu về quê hương của mẹ tôi. Ở Sài Gòn, tôi chỉ còn một vài người họ hàng nhưng nơi đó vẫn luôn có những tình cảm ấm áp để tôi hướng về.

Con đường nghệ thuật của chị có phải do truyền thống gia đình hay niềm đam mê cá nhân?

Trong gia đình tôi, không ai theo con đường nghệ thuật chuyên nghiệp cả, nhưng mọi người lại rất yêu âm nhạc. Cha tôi có sở thích ca hát và chơi kèn saxophone. Còn mẹ tôi, tuy không chơi được piano, nhưng lại chính là người đã mang cây đàn đầu tiên về nhà và dẫn tôi tới lớp học nhạc ngay từ khi tôi còn rất nhỏ. Có thể nói, mẹ đã là người truyền cảm hứng cho tôi đến với con đường nghệ thuật này. Tuy nhiên, lý do để gắn bó và quyết tâm đi đến cùng với nó là tôi tự quyết định.

Ngoài tình yêu dành cho âm nhạc, mẹ chị đã truyền dạy cho chị những gì về văn hóa Việt Nam?

Sinh ra và lớn lên ở Pháp, tận sau này khi đã trưởng thành tôi mới có dịp về thăm quê mẹ. Nhưng tôi nghĩ rằng, từ khi còn bé, những gì tôi kết nối với Việt Nam là ở chính trong trái tim và dòng máu trong cơ thể tôi. Tôi hiểu về Việt Nam qua các món ăn mẹ tôi nấu, cách giao tiếp và đối nhân xử thế của bà trong cuộc sống hàng ngày.

Lần đầu tiên đến Việt Nam, tôi cảm nhận rõ sự tương đồng ấy giữa những ứng xử của mẹ với những người thân ở Việt Nam. Từ đây, giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về những ứng xử văn hóa của người Việt và cũng bắt đầu phân biệt được những ranh giới đâu là văn hóa Việt và văn hóa Pháp.

Các bà mẹ Việt ở nước ngoài thường dạy con nói tiếng Việt để nhớ về cội nguồn, mẹ chị cũng vậy?

Có lẽ, mẹ tôi suy nghĩ khác. Vì mong một đứa con lai như tôi được hòa nhập tốt hơn vào xã hội Pháp nên bà thường không nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt.

Bạn thấy đó, là một nghệ sĩ biểu diễn quốc tế, phần lớn thời gian làm việc của tôi ở các dàn nhạc châu Âu, hiện tôi đang sống ở Berlin và rất ít có cơ hội về Việt Nam.

Mẹ tôi chưa từng gây áp lực với tôi trong việc học tiếng Việt, nhưng bà đã giáo dục và dạy dỗ như một người Việt Nam. Suốt thời gian qua, bà đã dành hết thời gian để nuôi nấng và chăm sóc tôi với truyền thống Việt là một bà mẹ nội trợ. Bởi vậy ngay khi về quê mẹ, tôi đã nhận ra rằng hóa ra tôi đã được hưởng thụ và trưởng thành từ cách giáo dục rất Việt Nam.

Điều chị cảm nhận rõ nhất về lối ứng xử ấy trong mình?

Đó là việc chú trọng thứ bậc và tình cảm trong gia đình, là kính trên nhường dưới, là “đi nhẹ, nói khẽ”... Cũng bởi thế, dù sống ở Pháp nhưng chị em tôi có tính cánh khá trầm lặng và hiếm khi nói chuyện lớn tiếng hay tranh cãi với người trên.

nghe si kim barbier toi truong thanh tu cach giao duc viet
"Tôi luôn mong có thêm cơ hội và lời mời để quay lại Việt Nam biểu diễn" (Kim Barbier). 

Lưu diễn khắp thế giới, liệu Việt Nam có nằm trong kế hoạch ưu tiên của chị không? Còn gì ở quê mẹ mà chị muốn được khám phá?

Tôi luôn mong có thêm cơ hội và lời mời để quay lại Việt Nam biểu diễn. Mỗi chuyến về quê mẹ đều mang lại cho tôi những kỷ niệm khó quên. Đó là vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của những động thạch nhũ Hạ Long, vẻ nên thơ, mộc mạc của miền sông nước Cửu Long và đặc biệt là cảm xúc rất khó tả khi được mặc chiếc áo dài Việt trong buổi biểu diễn đầu tiên tại Hà Nội vào năm 2011. Với tôi, thiên nhiên tuyệt đẹp của Việt Nam còn rất nhiều mới lạ để khám phá và tôi muốn đến những nơi còn hoang dã và chưa có nhiều người đến.

Xin cảm ơn nghệ sĩ!

Kim Barbier tốt nghiệp chuyên ngành piano tại Nhạc viện Quốc gia Pháp, hiện là nghệ sĩ độc tấu khách mời của nhiều dàn nhạc trên thế giới như Dàn nhạc Giao hưởng Berlin, Dàn nhạc Quốc gia Estonia, Dàn nhạc Đài phát thanh Zagreb, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Trung Quốc, Dàn nhạc thính phòng mới của Potsdam... Là nghệ sĩ nhạc thính phòng, cô hợp tác với nhiều nghệ sĩ nổi danh khác như David Geringas, Tatjana Vassilieva, Sol Gabetta, Guy Braunstein, Emmanuel Pahud, Louis Lortie, Sharon Kam...

AN BÌNH (baoquocte)

Tin mới:
Nhóm người Việt bị nghi sát hại đồng hương ở Đài Loan(17/04/2024)
Giới trẻ Việt ở Saint Petersburg tiếp nối giá trị truyền thống ngày Giỗ Tổ(15/04/2024)
Người gốc Việt đầu tiên trúng cử hội đồng nhân dân cấp quận ở Ba Lan(13/04/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập(11/04/2024)
Người Việt tại Hungary hướng về biển đảo quê hương(10/04/2024)
Ấn tượng Lễ khai giảng giai đoạn 3 chương trình Tiếng Việt vui(08/04/2024)
Sinh viên Việt Nam tại Pháp ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Hoàng Sa và Trường Sa(07/04/2024)
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main tổ chức Hội thảo về dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Đức(30/03/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan(30/03/2024)
Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga(24/03/2024)
Các tin khác:
Chiều sếp, chàng trai Việt nhảy giữa nhóm người Đức hút 6 triệu lượt xem(22/03/2024)
Nghi phạm vụ xe tải chở 7 người Việt nhập cảnh trái phép vào Anh không nhận tội(19/03/2024)
Tôn vinh nữ doanh nhân Việt tại Pháp(19/03/2024)
Người Việt đánh nhau ở chợ châu Á Berlin: Ba người đàn ông bị thương nặng (18/03/2024)
Trung vệ Việt kiều Hungary bắn tín hiệu về Việt Nam(17/03/2024)
Sinh viên Việt Nam "lan tỏa hồn tre" Việt Nam tại thủ đô Moskva(17/03/2024)
Chuyện thi Quốc tịch tại Hungary(11/03/2024)
Tiếng cười bên lớp học tiếng Việt tại Hungary(11/03/2024)
Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2026(11/03/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ - Mái ấm của chị em người Việt(11/03/2024)
Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ I diễn ra từ 9-10/3(06/03/2024)
Văn hóa Việt và môn võ Quán khí đạo tại Romania(03/03/2024)
Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh(23/02/2024)
Anh phạt tù thanh niên đưa 6 người Việt nhập cảnh trên nóc xe tải(22/02/2024)
Nữ điều dưỡng viên lưu giữ "hồn Việt" ở trời Âu(21/02/2024)
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời(21/02/2024)
Tết Giáp Thìn 2024 cùng du học sinh tại Grenoble(19/02/2024)
Đức: Hội người Việt tại thành phố Hamm khẳng định xây dựng cộng đồng vững mạnh(19/02/2024)
Sinh viên Việt Nam tích cực quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc(17/02/2024)
Tết sum vầy của người Việt ở Bồ Đào Nha(14/02/2024)
Người gốc Việt ra tranh cử ở Ba Lan(13/02/2024)
Người Hải Dương ở Nga giờ ra sao?(13/02/2024)
Cháy nhà tại Mỹ, gia đình người đàn ông gốc Việt chết thảm(11/02/2024)
Thư từ Đức: Ấm lòng Tết Việt xứ xa(09/02/2024)
4 người Việt bị cáo buộc trộm số quần áo trị giá 135.000 USD tại Nhật(07/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hy Lạp(07/02/2024)
Gói bánh chưng tại Hungary: Dịp ôn lại kỷ niệm tết Việt(07/02/2024)
Xuân Quê hương 2024 đoàn kết, gắn bó, hướng về đất nước tại Hà Lan(05/02/2024)
Ban liên lạc toàn cầu vì biển, đảo Việt Nam ​thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân(04/02/2024)
Hungary: Đoàn Đại sứ quán Việt Nam thăm, chúc Tết Hội Phật tử Việt Nam - chùa Tuệ Giác(04/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này