Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Việt Nam với Séc, EU
Cựu tổng thống Pháp và mối nhân duyên đặc biệt với Việt Nam (26/09/2019)

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac vừa qua đời ở tuổi 86 được biết đến là người có mối nhân duyên đặc biệt với Việt Nam khi ông đã tới thăm Việt Nam tới 2 lần trong cương vị là nguyên thủ nước Pháp và đặc biệt, ông còn có một cô con gái nuôi gốc Việt tên là Anh Đào Traxel.

Cựu Tổng thống Chirac qua đời 

Cựu tổng thống Pháp Chirac

Xác nhận thông tin ông Chirac qua đời hôm nay 26/9, người con rể Frederic Salat-Baroux nói với báo giới: "Cựu Tổng thống Jacques Chirac đã từ trần vào sáng nay bên vòng tay yêu thương của gia đình”.

Ông Chirac sinh năm 1932, là con trai của một giám đốc ngân hàng, người sau này trở thành giám đốc điều hành của công ty máy bay Dassault. Ông được xem là một trong số lãnh đạo có sự nghiệp chính trị dài nhất ở châu Âu. 

Ông Chirac 2 lần được bầu làm Tổng thống Pháp và giữ chức vụ này từ năm 1995 đến năm 2007, ông hai lần làm Tổng thống. Trước đó ông giữ chức Thủ tướng 2 nhiệm kỳ (1974-1976, 1986-1988) và từng là thị trưởng Paris trong 19 năm (1977-1995). Ông là thị trưởng đầu tiên được bầu của Paris. Trước đó, chức vụ này đều được chỉ định.

Một trong những cải cách chính trị lớn của ông Chirac là cắt giảm nhiệm kỳ tổng thống Pháp từ 7 năm xuống còn 5 năm, theo BBC. 

Ngoài ra, ông cũng được cho là người lên tiếng phản đối mạnh mẽ nhất việc Mỹ đưa quân vào Iraq năm 2003.

"Chiến tranh luôn luôn là giải pháp cuối cùng. Nó luôn là bằng chứng của sự thất bại. Đây luôn là giải pháp tồi tệ nhất, bởi nó mang đến cái chết và sự khốn khổ", ông nói, đề cập đến việc Mỹ đưa quân vào Iraq năm 2003 và cảnh báo rằng bất kỳ sự chiếm đóng nào tại Iraq sẽ gây ra "một cơn ác mộng".

Trong những năm gần đây, ông Chirac ít xuất hiện trước công chúng do bị mất trí vì mắc bệnh Alzheimer và đột quỵ nhẹ.

Mối nhân duyên đặc biệt với Việt Nam

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã tới thăm Việt Nam tới 2 lần trong cương vị là nguyên thủ nước Pháp. Lần thứ nhất ông Chirac đến thăm Việt Nam là vào năm 1997 khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ lần 7 được tổ chức tại Hà Nội.

Lần thứ 2, ông đến Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Thượng đỉnh ASEM 5 năm 2004. 

Tổng thống Pháp Jacques Chirac đến thăm và nói chuyện với các học sinh, sinh viên biết tiếng Pháp tại Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội, ngày 7.10.2004, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Thượng đỉnh ASEM 5

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Việt Nam, ông Chirac nhấn mạnh: "Việt Nam là đối tác ưu tiên đặc biệt của Pháp trong thế kỷ XXI. Tôi tin tưởng rằng Việt Nam có tiềm năng để trở thành một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới trong tương lai. Chúng ta cùng nhau thực hiện một chiến lược cho phép Việt Nam thông qua Pháp thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường châu Âu và vào thế giới Pháp ngữ, và đồng thời cho phép Pháp dựa vào Việt Nam để mở cửa vào châu Á".

Khi quay trở lại thăm Việt Nam lần thứ 2, Cựu Tổng thống Pháp chia sẻ: "Trước hết, tôi muốn nói với nhân dân Việt Nam niềm vui được trở lại mảnh đất Việt Nam mà tôi rất yêu mến và xin gửi tới nhân dân Việt Nam những lời chúc hữu nghị nhất. Tiếp đó, tôi muốn khẳng định lại với nhân dân Việt Nam quyết tâm của mình sẽ tiếp tục coi Việt Nam là một ưu tiên đối với Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ với nhân dân Việt Nam niềm tin rằng nếu như Việt Nam và Pháp có được những mối quan hệ đặc biệt đến như vậy thì không chỉ nhờ di sản từ quá khứ mà còn bởi niềm tin và hy vọng vào tương lai".

Cô con gái nuôi gốc Viêt của ông Chirac

Gia đình cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac có một cô con gái nuôi gốc Việt tên là Anh Đào Traxel. Cô được gia đình ông Chirac đón về nuôi năm 1979, khi ông đang là thị trưởng Paris. Đến nay những người con của Anh Đào gọi vợ chồng tổng thống Pháp bằng hai từ trìu mến "ông bà".

Năm 2005, ở tuổi 47, lần đầu tiên Anh Đào thổ lộ mối quan hệ riêng tư sâu sắc của mình với gia đình cựu Tổng thống Pháp Chirac trên tờ "Người Pari".

Đến Paris một mình đơn độc vào tháng 7/1979, năm Anh Đào tròn 20 tuổi, không biết một chữ tiếng Pháp, cô gái trẻ Việt Nam đã tủi thân khóc tại sân bay Roissy. Khi đó một người đàn ông bước tới và nói: "Đừng khóc nữa, cô bé. Bắt đầu từ bây giờ, bạn có thể đến ở nhà chúng tôi".

Lúc ấy, Anh Đào nhận ra trong ánh mắt người đàn ông kia đang muốn nói với cô rằng "tôi sẽ là người bảo trợ cho cháu", song cô không hiểu điều gì đang xảy ra. Một người Việt đi cùng máy bay đã giải thích với cô rằng người đàn ông nói chuyện với cô chính là Thị trưởng Paris, một nhân vật quan trọng.

Ít phút sau cô được gặp bà Bernadette Chirac. Bà ôm chặt cô trong vòng tay và cùng khóc vì xúc động. Dần dần Anh Đào hiểu ra rằng cô đã trở thành "con gái thứ ba" trong gia đình Thị trưởng Paris.

Mọi chuyện xảy ra với Anh Đào như trong một giấc mơ thần tiên. Cô đã qua hai năm sống cùng với các thành viên trong gia đình ông Chirac tại Tòa thị chính Paris.

Ở đó, bà Bernadette đã dạy cô tiếng Pháp và mỗi khi đọc sách, ông Chirac thường đọc to cho cả cô nghe. Buổi tối, cả gia đình quây quần bên bàn ăn và ông chủ gia đình yêu cầu mọi người kể lại một ngày trôi qua của mình.

Trước khi đi ngủ và ngay cả khi mấy chị em đã lớn, ông Chirac thường ôm hôn các con và chúc họ ngủ ngon. Hôm trước khi Anh Đào đến trường học tiếng buổi đầu tiên, chính ông Chirac đã chuẩn bị sách vở và cặp sách cho "cô con gái" mới đến với gia đình.

Thời gian sống ở Tòa thị chính Paris, Anh Đào đã được gặp nhiều nhân vật nổi tiếng như Giáo hoàng Jean-Paul II... Cô đã qua những kì nghỉ riêng trong lâu đài Bity của gia đình ở Corrèze hay được "bố Chirac" tận tình dạy cho những bài học trượt tuyết đầu tiên trong kì nghỉ đông.

Anh Đào tâm sự: "Tôi luôn xem ông bà Jacques và Bernadette Chirac như bố mẹ thứ hai của mình. Tôi biết họ sẽ luôn ở bên tôi". Bố mẹ đẻ và anh chị em ruột của Anh Đào đã sang Pháp đoàn tụ gia đình từ năm 1989.

Nói về "cha nuôi", Anh Đào thổ lộ đó là một người cha tốt bụng và giàu lòng nhân ái. Ông Chirac sống gần gũi với các nhân viên, cộng sự trong Tòa thị chính khi làm Thị trưởng, nơi Anh Đào đã có 18 năm làm văn thư ở đây.

Khi Anh Đào chuẩn bị sinh con, bà Bernadette đã tự tay chuẩn bị quần áo tã lót và mua nôi cho con cô. Sau đó ông bà Chirac đã đến dự và chúc mừng sinh nhật cháu. Ba con của Anh Đào đều mang những tên riêng của vợ chồng ông Chirac và của hai cô con gái họ, là Bernad Jacques, Laurence-Claude và Jacques.

Minh Nhật (Dân Việt)

Tin mới:
Đường bay Việt Nam đi châu Âu tránh xa vùng xung đột Trung Đông(15/04/2024)
Cộng hoà Séc muốn sớm mở đường bay thẳng, tuyển nhiều lao động từ Việt Nam(10/04/2024)
Cảnh sát Slovakia buộc tội 8 người, trong đó có cựu cố vấn của Fico, trong vụ bắt một người Việt Nam(06/04/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương hội đàm với Phó Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Piotr Zgorzelski(28/03/2024)
VFF chính thức bổ nhiệm người thay thế HLV Troussier(28/03/2024)
VOV và Đài Phát thanh Quốc gia Bulgaria ký thỏa thuận hợp tác(26/03/2024)
Đại học Baťa sẽ hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ(23/03/2024)
Đoàn kiểm tra của Cục Thú y Việt Nam có thể đến Séc vào đầu năm 2025(21/03/2024)
Việt Nam - Cộng hòa Séc tăng cường hợp tác đầu tư trong nông nghiệp(21/03/2024)
Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước(21/03/2024)
Các tin khác:
Máy bay huấn luyện L-39NG đầu tiên của Séc tại Việt Nam(20/03/2024)
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ(20/03/2024)
TPHCM mong muốn thúc đẩy phát triển quan hệ với Cộng hòa Séc trên các lĩnh vực(20/03/2024)
CH Séc mong muốn xuất khẩu bò giống, sản phẩm thức ăn chăn nuôi sang Việt Nam(20/03/2024)
Výborný bay đến Philippines và Việt Nam. Vì bia, thịt và lao động(14/03/2024)
Vietnam Airlines sẽ bắt đầu bay tới Munich vào tháng 10(12/03/2024)
Việt Nam và Slovenia tham vấn chính trị, thúc đẩy quan hệ phát triển mạnh mẽ(12/03/2024)
Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan(09/03/2024)
Lý do Vietnam Airlines hủy liên tiếp các chuyến bay đi Đức(06/03/2024)
Tổng thống Séc nhận giấy ủy nhiệm của các đại sứ mới trong đó có đại sứ Việt Nam(05/03/2024)
Cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại Thụy Sĩ(05/03/2024)
Các nghị sĩ sẽ bay tới Việt Nam, Argentina, Philippines và một lần nữa tới Đài Loan(29/02/2024)
Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024 tại Nga sẽ quy tụ 28.000 người tham gia(27/02/2024)
Khai trương Phòng thư viện Việt Nam tại Viện nghiên cứu của nước Nga(23/02/2024)
Kazakhstan khai thác chuyến bay từ Nga đến Việt Nam(18/02/2024)
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”(03/02/2024)
Dự báo lượng du khách Nga đến thăm Việt Nam sẽ tăng nhanh(01/02/2024)
Những người về hưu ở Séc nhìn chung đứng thứ 10 trên thế giới, thậm chí đứng đầu về phúc lợi vật chất(26/01/2024)
Tổng thống Steinmeier: Lao động Việt có thể giúp Đức cải thiện thiếu hụt nhân lực(24/01/2024)
Tổng thống Đức đến Việt Nam(23/01/2024)
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm trường cũ tại Romania(22/01/2024)
Các bãi đậu xe ở khu trượt tuyết lại một lần nữa quá tải, cảnh sát kiểm soát giao thông(21/01/2024)
Đoàn công tác Thượng viện Cộng hòa Czech thăm và làm việc tại Lâm Đồng(20/01/2024)
Việt Nam - Hungary ký ba văn kiện hợp tác(19/01/2024)
Cảnh báo “chiêu trò” của doanh nghiệp Tây Ban Nha khi mua nông sản Việt(17/01/2024)
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Séc(16/01/2024)
Khoảng 1.500 kiều bào sẽ tham dự chương trình Xuân Quê hương 2024 tại TP. Hồ Chí Minh(16/01/2024)
Đề nghị Czech thúc đẩy EU phê chuẩn Hiệp định EVIPA(11/01/2024)
Chủ tịch Quốc hội Bulgaria gặp gỡ đại diện những người Việt Nam từng học tập, công tác tại Bulgaria(08/01/2024)
Hà Tĩnh dự kiến gặp mặt kiều bào về quê đón Tết vào ngày 5/2(05/01/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này