Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Bánh Đa kê – Thứ quà vặt dân dã của người Hà Nội (16/08/2019)

- Ai bánh đa kê đây! Ai bánh đa kê nào! Những tiếng rao thỉnh thoảng lại ùa vào các con phố hẻm ở Hà Nội. Thứ quà vặt đó vẫn còn, chưa biến mất trong thói quen của người Hà Nội.

Người bán bánh đa kê lặng lẽ đi, và chỉ đi những con phố quen thuộc. Gánh hàng thì vẫn nguyên như cũ, có khác chăng chỉ thay miếng thiếc xúc kê thành con dao inox, vừa dễ lấy kê, vừa có thể cắt bánh đa. Treo trên tay lái của chiếc xe đạp là túi đựng bánh đa đã nướng giòn, phía yên sau là một cái thúng đựng đủ thứ để làm nên món quà quê: rá kê vàng ươm, chai đường kính, bát đậu xanh.

Kê là tên gọi chung để chỉ một vài loại ngũ cốc có thân cỏ giống lúa, hạt nhỏ, thoạt nhìn tương tự cỏ lồng vực nhưng hạt to và mẩy hơn. Hạt kê làm lương thực như gạo cho người ăn hoặc chim chóc. Kê không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở nhiều vùng trên thế giới, chắc là kê cũng có nhiều loại như thóc lúa vậy. Cây kê cũng giống như cây lúa, có mùa, có vụ. Và vì người ta thu hái kê rồi phơi khô nên có kê dự trữ cả năm, đủ để bốn mùa có món quà ngon.

Món bánh đa kê là sự tổng hòa của kê đã nấu chín rồi phết lên miếng bánh đa nướng giòn, rải thêm một lớp đậu xanh đã đồ (rồi thái tơi), lại rắc tiếp một lớp đường nữa. Cắn một miếng bánh đa kê vừa làm xong, thấy lạo xạo những hạt đường còn khô, cảm nhận ngay vị ngậy ngậy, ngang ngang của kê hòa lẫn với vị bùi của đậu xanh đã đồ.

Chỉ biết rằng, dù thế nào thì món cũng hội tụ đủ vị mát của kê xen lẫn với vị bùi của đậu xanh, vị giòn của bánh đa quyện đều với miếng kê mềm mềm vì được chưng chín.

Cháo kê là món ăn truyền thống trong ẩm thực Nga, Đức, và Trung Quốc. Tại Nga, nó được ăn ngọt (với sữa và đường được cho vào khi gần nấu xong) hoặc mặn khi hầm với thịt hoặc rau. Tại Trung Quốc, nó không được ăn với đường hay sữa, người ta thường ăn với đỗ, khoai lang, các loại bí. Tại Đức, nó cũng được ăn ngọt, luộc trong nước, thêm táo khi sôi và cho đường khi để nguội.Tôi không biết hết ở Séc có những món kê nào , nhưng trong tiếng Séc có từ này.

Jáhly jsou bezlepková potravinářská surovina, která je vyráběna loupáním prosa. Vznikají tak žluté kuličky o průměru asi jeden milimetr. Používají se vařené v řadě tradičních českých pokrmů – např. k přípravě jáhelníku (na sladko i na slano), jahelné kaše a jahelných škubánků. Mají vysokou výživovou hodnotu – obsahují minerální látky (draslík, hořčík, fosfor, měď, železo, zinek), vlákninu a vitamíny skupiny B. Proso je náročné na pěstování (musí se často plít), proto byly jáhly ve středověku drahé a vařily se jako sváteční jídlo a později je začala v kuchyních českých zemí nahrazovat rýže.

Po přebrání a před vlastní úpravou je vhodné jáhly propláchnout a několikrát spařithorkou vodou, aby se zbavily nahořklé a natrpklé chuti. Vařené či dušené jáhly se používají jako příloha obdobně jako rýže. Právě rýží byly tradiční jáhly vytlačeny (od novověku, především v Evropě kromě východní) – např. místo jahelníku nastoupil rýžový nákyp (resp. na slano rizoto).

Slovo jáhla je praslovanské, nejasného původu[3]. Přídavné jméno se užívá jáhlovýi jahelný.

V řadě slovanských jazyků se pro jáhly používá výraz pšeno (slovensky, rusky), ale např. polsky to jsou jagły. Většina jazyků specifický výraz pro jáhly nemá a používá slova pro proso popřípadě upřesňující sousloví, která znamenají loupané proso,prosná semena apod. (theo cz.wikipedia)

Người nước ngoài đến Việt Nam rất thích được ngắm những gánh hàng rong, những chiếc xe đạp cũ kỹ chở đầy những món ăn đặc trưng của vùng bản xứ. Với họ, đây là một nét văn hóa mang hơi thở của hồn Việt. Họ cảm thấy thích thú khi nhìn mọi người cùng quây quần bên gánh hàng rong, rồi mỉm cười sau khi trả tiền cho người bán. Với những người Việt, điều đó còn làm nên một nỗi nhớ quê nhà cho bất cứ ai đi xa xứ. Nhớ hương vị ngậy ngậy của kê, hay vị bùi của đậu, vị giòn của bánh đa… nó rất khác với món bơ hay phô- mai!

Hà Nội, ngày 16.8.2019

NKV

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này