Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Hồng Xiêm (12/08/2019)

Chắc là ai trong chúng ta cũng biết và đã từng ăn quả hồng xiêm. Ở Việt Nam thì tuy gọi là hồng, nhưng không biết có bao nhiêu loại. Này nhé, những quả hồng quen thuộc nhất thì có hồng đỏ, hồng ngâm - hồng đỏ thì vỏ đỏ và ruột cũng đỏ, còn hồng ngâm thì phải ngâm trong nước cho đủ độ mới ăn được không thì chát lắm. Hồi còn ở Séc, tôi có mua hồng, nó tựa như hồng ngâm ở ta, tuy lớn hơn, để vài ngày mới ăn nhưng vẫn thấy chát quá, không biết họ nhập từ đâu và không hề có hướng dẫn sử dụng. Hồng ngâm ruột trắng, ròn hơn hồng đỏ nhiều. Còn bây giờ chỉ nói về hông xiêm thôi.

Hồng xiêm (danh pháp hai phần: Manilkara zapota), hay còn gọi là lồng mứt, xa pô chê hoặc sabôchê (từ tiếng Pháp sapotier), là một loài cây thân gỗ, sống lâu năm và thường xanh có nguồn gốc ở miền Nam Mexico,Trung Mỹ và Caribbe

Hồng xiêm có thể cao từ 2-10 m. Nó là loại cây có khả năng chống gió tốt và vỏ cây rất nhiều nhựa màu trắng, giống như gôm. Lá của chúng có màu xanh lục và bóng mặt. Lá mọc cách tập trung đầu cành, hình elip hay ôvan, dài 7–15 cm, với mép trơn. Hoa màu trắng, không dễ thấy, có hình dáng tương tự như quả chuông và có 6 tràng hoa hình thùy.

Quả là loại quả mọng, hình cầu hoặc hình quả trứng hoặc hình thon dài, đường kính 4–8 cm và chứa từ 2–10 hạt. Vỏ có màu nâu - vàng nhạt. Bên trong là lớp cùi thịt có màu nâu ánh đỏ với kết cấu hạt mịn hơi giống với ruột quả lê. Hạt của nó có màu đen. Hình như quả hồng xiêm chỉ có hai loại vỏ, vỏ da sần sùi và vỏ nhẵn, còn mầu sắc thì giống nhau.

Quả của nó chỉ nên ăn khi đã chín vì khi còn xanh nó chứa nhiều nhựa dính như latex. Người ta thường ủ hồng cho chín gần như ủ chuối chín vậy.Để biết chắc chắn là nó đã chín người ta hay nắn vỏ xem còn cứng hay đã mềm vì màu vỏ gần như không thay đổi từ lúc mới tạo quả đến khi chín, một cách khác là người ta cạo thử một ít lớp vỏ nâu vàng, sẽ lộ ra lớp da, quả xanh, lớp da này có màu xanh lá cây, xanh đậm, khi quả già, lớp vỏ dần chuyển sang xanh lá mạ. Hương vị của nó tương tự như mùi đường đen.

Cây hồng xiêm ra quả hai lần trong năm, tuy nhiên hoa có thể ra cả năm, ngoại trừ những vùng có nhiệt độ về mùa đông xuống thấp dưới 15–17 °C. Nó được đưa từ México vào Philippines trong thời gian người Tây Ban Nhachiếm đóng quốc gia này. Tại Việt Nam, nó là loài cây đưa vào từ Thái Lan, mà Thái Lan được biết đến với cái tên là nước Xiêm, ngoài ra do hình dáng giống như quả hồng (chi Diospyros) nên mới có tên gọi hồng xiêm.

Trước đây, hồng xiêm còn có tên khoa học là Achras sapota, nhưng hiện nay tên gọi này được coi là đồng nghĩa của danh pháp Manilkara zapota. Tại Ấn Độ, nó được gọi là Chikoo hay Sapota, tại Philipin là tsiko, tại Indonesia là sawu, tại Malaysia là chikoo, tại Sri Lanka là sapodilla hay rata-mi, tại Thái Lan và Campuchia là lamoot, tại Venezuela là níspero và tại Tây Ấn là naseberry còn trong tiếng Anh là sapodilla. Trong tiếng Trung gọi là 人心果 (bính âm: Rén xīn guǒ, nhân tâm quả).

Hồng xiêm được trồng để lấy quả ăn. Nhựa mủ, một dạng latex lấy từ vỏ cây cũng được dùng để làm chất cơ sở cho các loại kẹo cao su.

Khi chín, quả có mùi thơm và dễ chịu.

Một giống hồng xiêm ở miền bắc Việt Nam là: hồng xiêm Xuân Đỉnh, có nguồn gốc từ xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội; hồng xiêm Thanh Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương (có tham khảo vi.wikipedia)

Ngày xưa, hồi còn bé, bọn trẻ con chúng tôi hay được bố mẹ mua cho một thứ quả, mà bây giờ đã lâu tuyệt nhiên không thấy, người ta gọi nó là quả “nóng”, cái tên này chẳng liên quan gì đến nóng lạnh cả. Quả nóng tròn, da của nó giống da quả hồng xiêm da trơn, khi luộc chín lên rồi, nếu nhai rối thôi rồi nuốt vào bụng thì nó nhạt, hơi chan chát. Còn nếu nhai lâu thì nó biến thành nhựa dẻo như khi ta nhai lâu kẹo cao su, thế mới lạ. Tôi tìm hoài tư liệu trên net nhưng không tìm thấy gì, có thể loài quả này đã biến mất?

Thế còn trong tiếng Séc, hồng xiêm được gọi tên thế nào?

Zapota obecná či sapodila obecná (Manilkara zapota, existuje celá řada vědeckých synonymních názvů) patří mezi středně vysoké stromy dorůstající výšky až 16 m. Pochází ze Střední Ameriky, konkrétně z venezuelských lesů. Má dlouhé lesklé listy. Plody této rostliny jsou koule o průměru 6 cm s tvrdou nahnědlou slupkou. Chuť plodu se podobá hrušce. Plody se mohou jíst, až když plně vyzrají, předtím jsou trpké. Uvnitř plodu jsou černá jadérka, která se nejí. Chuť zralého plodu je delikátní, sladká, připomíná hrušku s karamelem. Kmen rostliny, listy i nezralé plody obsahují bílý latex, který se zachycuje podobně jako kaučuk, nazývá se chicle a vyrábějí se z něj především přírodní žvýkačky. (theo cz.wipedia)

Hà Nội, ngày 12.8.2019

NKV

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này