Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Ông kể cháu nghe: 10 năm ở Viện Khoa học Việt Nam (16/06/2019)

Sau khi bảo vệ xong luận án CSc, ông được Ban quản lý lưu học sinh Việt Nam ở Tiệp Khắc xếp ngay chuyến bay về nước, có lẽ họ sợ ông “bùng” (tức là ở lại không chịu về nước). Ông không hề có ý định đó. Về thôi, và đó là vào tháng 4.1987. Từ trên trời nhìn xuống, sân bay Nội Bài nhỏ nhắn, những cánh đồng lúa đã xanh rờn, những con trâu ung dung gặm cỏ. Đón ông có bà và bác H, lúc ấy còn bé lắm. Sau hơn 3 năm xa nhà, hôm nay ông lại trở về, cảnh vật vẫn như xưa, Hà Nội vẫn còn nghèo lắm.

Nghỉ ít ngày, làm một số thủ tục và ông bắt đầu muốn đi làm. Về cơ quan cũ là Tổng cục Thống kê, gặp lại nhiều bạn cũ, vui lắm. Khi gặp ông vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ, ông ấy bảo, cậu về đây tớ cũng ủng hộ, cậu đi khỏi đây tớ cũng ủng hộ. Ông hiểu rồi, họ cũng chẳng cần mình. Có ông bạn cũ cùng học hồi học đại học mách bảo, về viện Tự động hóa và Điện tử đi, ở đó họ đang rất cần người đấy. Thế là ông đến 158 phố Quán thánh liên hệ, gặp lại ông Viện trưởng mà hồi ông đi thi NCS thì ông này là trưởng tiểu ban chuyên ngành máy tính. Tưởng là gặp may, nhưng không phải. Sau khi ông có buổi seminar (trao đổi học thuật) về luận án ông đã làm vị này phán một câu xanh rờn ”cũng chỉ là mô phỏng thôi mà” và bảo cậu trưởng phòng đưa tài liệu để ông đọc, tưởng là gì, hóa ra là về máy PC (personal computer-máy tính cá nhân), thất vọng quá và ông không bao giờ quay lại đó nữa.

Một anh bạn trong cùng khu tập thể giới thiệu ông về viện Vật lý thuộc Viện khoa học Việt Nam. Sau khi trao đổi và biết Viện có dự án thành lập một Trung tâm tính toán, ông đồng ý và làm thủ tục. Ông trưởng phòng, vừa là Phó Viện trưởng viện Vật lý rất nhiệt tình, thủ tục giải quyết nhanh gọn. Nhưng sự đời không hẳn như thế, không có Trung tâm tính toán nào cả, chỉ có những dự án cỏn con như bộ thu ảnh NOAA (ảnh vệ tinh khí tượng của Mỹ) do Nhật Bản tài trợ, tiếp đó là tài trợ của FAO (tổ chức nông lương của Liên hiệp quốc) một máy tính Pericolor 2000 của Pháp chuyên xử lý ảnh vệ tinh. Những người trực tiếp đi học về chúng thì chẳng làm vì họ được giao việc khác hoặc đã chuyển sang bộ phận khác, còn ông và một số người chẳng được học hành gì thì được giao, lạ kỳ thế đó.

Vừa về cơ quan chẳng lẽ lại bỏ đi? Thời đó xin việc cơ quan Nhà nước rất khó, xin chuyển sang cơ quan khác cũng không đơn giản chút nào.Thôi thì cố chờ có sự thay đổi vậy chứ biết làm sao? À, suýt nữa thì ông quên, còn có một chuyện nữa, chả là thế này, có cậu cháu ở Vụ tổ chức cán bộ của Ban cơ yếu Chính phủ khuyên ông nên về đó, chế độ đãi ngộ tốt. Ông cũng đã nộp hồ sơ, họ về tận quê thẩm tra lý lịch, OK và ông đã nhận được quyết định tiếp nhận, tưởng như thế là ổn. Nhưng nhiều bạn bè khuyên ông nên cân nhắc cẩn thận, vì ở đó tuy đãi ngộ tốt nhưng bị giám sát chặt chẽ cực kỳ, không chỉ ông thôi đâu mà còn cả những người thân cũng vậy. Thế là ông đắn đo và không về đó nữa, ông thích được tự do và thích được làm những gì mà mình yêu thích.

Ở Viện Vật lý - phòng Kỹ thuật Viễn thám, ông cũng chẳng làm được gì, đề tài đăng ký không được chấp thuận, toàn “đề mô” (biểu diễn cho khách tham quan). Ông thấy buồn chán quá và muốn xin đi. Thời ấy khổ lắm, có lúc ông trưởng phòng (phải có vai vế) kiếm được hợp đồng lắp ráp TV để cải thiện đời sống cho nhân viên với Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp của Bộ Ngoại thương. So với nơi khác thế cũng còn là may, nhưng ông không thích công việc ấy. Có mấy ông bạn rủ sang Hàng không, các anh ấy nói ở đó nhiều việc lắm, làm không hết việc. Thế là ông gặp ông trưởng phòng nói mình có nguyện vọng chuyển công tác, ông ấy rất tâm lý và hứa sẽ giúp, ông làm đơn xin chuyển cơ quan và được chấp thuận.

Sau này ông mới ngộ ra một điều, thời ấy ở đâu cũng thế, đừng có mơ. Ra đi sau 10 năm công tác ở Viện Vật lý, Viện Khoa học VN với chức danh “phó trưởng phòng Kỹ thật Viễn thám”, ông thấy mình chẳng làm được gì cho ra hồn. Sang Hàng không, lại về Viện nghiên cứu, cũng ở đó đúng 10 năm, cũng chẳng làm được gì cho ra hồn, nhưng có cái hay là đã được bay một vòng trái đất đúng nghĩa, biết thế nào là Hoa Kỳ.

Hà Nội, chủ nhật 16.6.2019

NKV

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này