Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Ông kể cháu nghe: Lễ nhận bằng tốt nghiệp và đi thực tập ở ZPA Čakovice Praha (03/06/2019)

Sáng sớm 3.11.1971 chúng tôi ba thằng học chuyên ngành máy tính đi nhận bằng đầu tiên, Liêm, Tam và tôi. Lễ phát bằng tốt nghiệp được tổ chức trang trọng tại Smetanova síň ngay sát quảng trường Náměstí Republiky (Praha) trong khoảng thời gian từ 8 h đến 10 h 30. Các nghi lễ được tiến hành theo lối cổ rất trang nghiêm, cả quốc ca của Tiệp khắc cũng được cử chậm và uy nghiêm. Sau khi thầy Kropáč, phó chủ nhiệm bộ môn kinh tế Điện đọc diễn văn là tiếp đến lời tuyên thệ của các kỹ sư tốt nghiệp do một tân kỹ sư người Séc đọc. Tiếp theo là chủ lễ đọc tên từng người, nơi sinh và phát bằng lần lượt cho đến hết. Thế là từ giờ phút ấy chúng tôi đã là kỹ sư, chụp ảnh, nhận hoa chúc mừng, thật xúc động và vui sướng.

Bắt đầu từ năm chúng tôi có chính sách cho sinh viên ở lại thực tập sau tốt nghiệp và vẫn được cấp học bổng (stipedium) như hồi còn là sinh viên. Không phải tất cả đều được ở lại, điều đó còn tùy thuộc vào thành tích học tập. Anh Tam và tôi chọn nơi thực tập là ZPA Čakovice, nhà máy chuyên sản xuất máy tính, thời gian tập sự là 6 tháng. Nơi đây cách kolej Strahov cũng khá xa, chúng tôi thường phải dậy từ lúc 4 giờ sáng, đi trolejbus, sau lại chuyển sang autobus thì mới đến được đó, phải cắm thẻ bấm giờ và quen dần với tác phong công nghiệp. Ông giám đốc trực tiếp gặp chúng tôi, ông hiền, chúng tôi được đưa về các phân xưởng khác nhau, cứ vài tháng lại đổi công việc một lần. Kỹ sư Tiệp mới tốt nghiệp hưởng lương tập sự là 1600 cua-ron, mới đầu ông giám đốc bảo chúng tôi cũng được hưởng lương như thế. Thế nhưng chúng tôi phải nói thật là đã có 800 cua-ron học bổng rồi, biết thế ông giám đốc liền bảo thế thì các anh sẽ được nhận thêm 800 cua-ron nữa để cho đủ 1600 cua-ron. Thế là tốt quá rồi, còn muốn gì hơn? Nếu không có khoản thu nhập thêm đó chắc lúc về Việt Nam chẳng có gì ngoài chiếc xe đạp favorit. Chúng tôi được ông đốc công hướng dẫn qua công việc phải làm, cũng chẳng có gì khó cả, chỉ dùng osiloskop để kiểm tra các tấm mạch in, đo biên độ, tần số và dạng tín hiệu và thay một số linh kiện  bằng mỏ hàn xung và dùng búa cao su để kiểm tra xem có mối hàn nào có lỗi bị nguội  không. Ăn trưa tại nhà ăn và phải xếp hàng mua vé như mọi người khác, ở menza sinh viên chúng tôi đã quen hơn 5 năm rồi.

Công việc tiến triển tốt, ông đốc công hài lòng, ban giám đốc gợi ý chúng tôi ký hợp đồng lao động 2 năm. Không được rồi, sứ quán Việt Nam chắc sẽ không đồng ý, và thế là chúng tôi được chuyển sang công đoạn kiểm tra các mối nối cho các tủ điều khiển bằng bộ dụng cụ „zvonit“ (kiểm tra bằng chuông âm thanh) xem có sai sót gì không. Chúng tôi làm tốt, phát hiện ra những lỗi và báo lại cho kỹ sư trưởng, ông rất hài lòng. Trong nhà máy có rất nhiều các bạn trẻ người Séc và cả những người cũng đã lớn tuổi, họ hay hỏi chuyện chúng tôi, chuyện chiến tranh ở Việt Nam và đưa ra những câu hỏi mà chúng tôi hồi ấy không biết phải trả lời thế nào cho ổn. Mấy bà cứ hỏi dồn là chúng mày mà về Việt Nam, bom đạn ghê thế nhỡ chết thì phí quá, sao không ở lại đây? Ở đây có nhiều các holky (các cô gái trẻ chưa chồng), chúng nó cũng thích chúng mày mà, sao cứ phải về? Chúng tôi chỉ cười nhiều hơn là giải thích vì không thể nói hết ra mọi chuyện, chỉ có một lý do dễ nghe hơn cả là xa nhà cũng đã lâu và rất muốn về thăm quê hương Việt Nam. Mấy thanh niên trẻ cũng hay tán dóc với chúng tôi (kecat), và dạy chúng tôi những câu chửi với lý lẽ mà tôi không thể bác bỏ: chúng mày cũng phải biết để còn biết khi mình bị người khác chửi chứ?

Tôi học nhưng rất ít khi dùng đến.

Thời gian trôi đi và chúng tôi kết thúc thời gian tập sự ở đây, tiếp xúc với người dân Séc nhiều hơn hẳn khi còn học ở trường và hiểu hơn tập quán và văn hóa Séc.

Ông giám đốc tiếp và tặng chúng tôi mỗi người một chiếc cặp nhựa, cũng rất xinh và tiện dụng, chúng tôi rời ZPA Čakovice như thế đấy.

Một số bạn chuyển tiếp sinh ở lại làm NCS khoa học, còn tôi thì chuẩn bị về Việt Nam. Ngày 1.5.1972 tôi về tới Đồng Đăng và nghe tin máy bay Mỹ trở lại ném bom Hà Nội. Mười một năm sau, 1983 tôi trở lại Tiệp khắc lần thứ hai là NCS khoa học tại bộ môn cũ, trường cũ, thầy cũ và lại về kolej trên đồi Strahov mà đã có những lần tôi có kể qua với các bạn, cho đến giờ chỉ còn là những hoài niệm.

Hà Nội, ngày 12.5.2018

NKV

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này