Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Ghi chép và lượm nhặt dọc đường (07/02/2018)

Khi ngồi uống cà phê

Trời Hà nội trở lạnh. Những làn gió buốt thổi hắt lên từ hồ Giảng võ làm tôi rùng mình. Tôi ngồi uống cà phê trước quán cà phê bên hồ. Số là hôm nay chúng tôi những ông thầy giáo già quyết định thôi không làm giáo viên cơ hữu của trường Đại học công nghệ Đông Á nữa. Chuyện chẳng có gì to tát, già rồi thì phải nghỉ thôi, ai chẳng thế. Chúng tôi hiểu ra rằng, khi người ta không cần mình nữa, mình phải đi, tựa như khách phải đứng dậy chào chủ nhà trước khi chủ nhà xin lỗi vì không thể tiếp tục tiếp chuyện vì một lý do gì đó. Anh bạn tôi hôm đó có việc riêng nên không dự buổi giao ban cuối cùng, tôi hẹn anh ra uống cà phê dưới nhà chỉ là để thông tin lại buổi giao ban cuối cùng đó. Chuyện đang đến hồi cuối thì có một bà cụ tiến đến bàn chúng tôi. Bà phải trên 70 tuổi, tôi đoán thế. Bà cụ khoác trên vai sạp hàng nhỏ: vài gói tăm, vài gói kẹo cao su, tăm bông ngoáy tai… và mời chúng tôi mua giúp. Nhìn cảnh này, chúng tôi thấy tồi tội, tôi mua giúp bà hai gói kẹo cao su, tôi hỏi giá và trả tiền cho bà. Tôi hỏi, sau này tôi mới thấy lúc ấy mình không nên hỏi mới phải, con cháu bà đâu mà rét mướt, tối tăm thế này lại đi bán hàng? Bà cụ phân trần rằng hai cô con gái đã đi lấy chồng. Tôi hiểu thời buổi bây giờ những cảnh như thế này không hiếm, nước mắt chảy xuôi mà. Nhiều người già không muốn mình là gánh nặng cho con cái, họ vẫn cặm cụi lao động và sống tiếp trong cô quạnh. Trời phật cho mình được sinh ra và phải sống, tuy chẳng dễ dàng gì, thôi thì âu cũng là số mệnh mình phải thế. Tôi bỗng thấy bà như vái lạy chúng tôi khi tôi đưa tiền cho bà cụ. Chúng tôi thất kinh và thấy chính mình đang có lỗi với bà và nói bà không phải làm thế và chúc bà gặp nhiều may mắn. Bà cụ đi tiếp, bà không ngửa tay xin tiền, bóng bà dần chìm vào trong đêm. Thế mới biết trên đời còn có biết bao nhiêu những cảnh buồn.

 

Đi nhận lương hưu

Cứ đến đầu tháng là có một thông báo của tổ dân phố kính mời các cụ có lương hưu ra Ủy ban nhân dân phường nhận lương hưu. Tôi không thích dùng thẻ tài khoản nên cứ đến hẹn lại ra phường nhận lương hưu vì cán bộ phường nói bác cũng thỉnh thoảng ra Phường để biết thông tin. Vì nhà cũng không xa Ủy ban phường là mấy nên tôi coi đó như một cuộc đi dạo, để ra khỏi nhà để ngắm cảnh phố phường. Mọi người có một tờ bìa ghi thông tin người chủ sổ lương hưu, phải xếp hàng, ai đến trước thì đặt trước, ai đến sau thì đăt lên trên trong một cái hộp nhựa trong suốt. Đến lượt ai thì nhân viên gọi tên và nhận tiền và nhận lại sổ. Phường chia thành nhiều tổ hưu, số người cũng đông nên phải chia ra theo lịch để tránh đông người, lộn xộn và chờ đợi lâu. Tuy về hưu rồi nhưng chờ lâu thì ai chẳng ngại, vừa chật trội, vừa ồn ào, tuy có loa điện nhưng có nhiều cụ đã nặng tai, phải nói như hét vào tai thì mới biết người ta gọi đến lượt mình. Già rồi thật khổ, thật lắm chuyện, có chuyện cười ra nước mắt. Không có tiền thì chết, có ít tiền thì khổ, còn có nhiều tiền rồi thì lương hưu chẳng bõ bèn gì. Có nhiều người phải ủy quyền cho con cháu lĩnh tiền hộ, đó là một thủ tục bắt buộc. Có nhiều người vẫn tự mình đến dù đi lại vô cùng vất vả, mắt thì đã mờ, chân thì đã run, lưng thì đã còng, tai thì nghễnh ngãng…có thể do hoàn cảnh nên vẫn phải tự đến. Nhìn những cảnh ấy tôi thấy chạnh lòng, càng già càng khổ.

Thế cho nên tự hỏi vì sao không đến nhà chuyển lương hưu cho họ để họ đỡ vất vả? Nếu đơn giản hóa thủ tục mà gửi qua đường bưu điện tới tận nhà cho họ có phải hay hơn không? Giải thích có nhiều lý do, nếu đến nhà nhiều lần hoặc chủ đi nằm viện mà không chuyển được thì làm thế nào? Ở ta tôi chưa thấy báo chí đưa tin, chưa còn ở Tây thì đã đọc tin không ít chuyện có cụ đã ra đi nhiều ngày rồi, đến khi không thấy thanh toán tiền nọ tiền kia thì nhân viên thu ngân mới tới nhà và phát hiện ra những chuyện đau lòng như thế. Có phải ai cũng đến ở được tại nhà dưỡng lão đâu.

Facebook

Dân dã thì hỏi nhau có dùng hay chơi ”phây” không. Ai cũng biết đây là mạng xã hội mà mỗi cá nhân tạo cho mình một trang thông tin cho riêng mình để chia sẻ thông tin, chuyện vui cũng như chuyện buồn, chuyện thời thế, chuyện người chuyện mình, cũng thật tiện. Bây giờ mỗi khi ra phố hay có việc phải ra ngoài, bạn sẽ thấy hầu như ai cũng có iphone, smartphone, nhất là lớp trẻ hay trung niên, người già thì tỷ lệ chắc là ít hơn. Tôi thấy họ luôn chấm miết, nhắn tin, đọc web, đọc phây, zalo,.. một cách say mê và mải miết tựa hồ như họ không thấy mỏi. Nhiều người mê mải đến mức nghiện. Gọi là nghiện vì thiếu nó họ thấy đời buồn tẻ, chán chường và dùng quá nhiều. Anh bạn tôi phàn nàn rằng, con cháu ngay cả trong lúc đang ăn cơm vẫn kè kè chiếc điện thoại ở bên cạnh, vừa ăn vừa nói chuyện, vừa gửi vừa đọc tin nhắn. Thời nay nó thế. Lúc thì bỗng dưng cười ngặt ngẽo như một người điên,lúc thì nhăn mặt, lầu bầu một mình. Chắc là họ bận rộn lắm nên mới thư thế. Còn không thì xem mình vừa post có bao nhiêu người đã xem và có sts (status?), dân dã thì gọi là câu viu (view). Chả thế mà đã có những câu chuyện bi hài mà chỉ thời nay mới có, nếu có 1000 viu thì mình sẽ đốt trường, nếu có 100000 viu thì nhảy cầu cho thiên hạ xem.., nhiều lắm. Trên cái không gian ảo đó thì tha hồ văng… những câu tục tĩu, chửi bới cho sướng cái…tay. Rồi đưa tin giả, tin bịa đặt làm khổ nhiều người, vấn nạn của cả thế giới… ngày nay, ở tây cũng nhiều, ở ta cũng lắm. Thế nhưng nếu dùng đúng và có mức độ và tôn trọng người khác thì phây là diễn đàn, là công cụ tốt, nó chẳng làm lên tội gì. Nếu một ai đó im lặng và phây của họ không viết thường xuyên thì sự im lặng làm bạn bè, người thân nghi hoặc: ốm đau ư, bận rộn quá ư, hay có gì hệ trọng hơn ư? Giống như ngày xưa, một bức thư đã gửi đi mà không có hồi âm, hộp thư không có người mở và có thể nó đã đóng mãi mãi.

NKV – Hà Nội

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này