Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở EU và TG
Trẻ em Việt bị lạm dụng tình dục khi làm nô lệ trong trại cần sa ở Anh (28/10/2016)

Trong khi chính phủ Anh bắt đầu chuyển hàng trăm trẻ vị thành niên không có người bảo hộ tại Jungle - khu lều trại tạm bợ của người tị nạn ở Pháp - tới nơi khác, Tổ chức quốc gia phòng chống nạn tàn bạo với trẻ em (NSPCC) của Anh cho hay, hoàn cảnh của rất nhiều trẻ em Việt Nam đang tá túc tại đó đã bị ngó lơ. 

Jungle, trại gồm 7.000 người di cư trong đó có khoảng 1.300 trẻ em, là nơi những kẻ buôn người che giấu các nạn nhân nhỏ tuổi, trong đó có cả những trẻ em người Việt Nam trước khi đưa các em tới Vương quốc Anh qua eo biển Manche.

Sau hành trình đó, các em được đưa tới các trại cần sa – thực chất là những ngôi nhà tồi tàn, bẩn thỉu và nằm bí mật trong các thành phố. Thậm chí các em còn thường xuyên bị lạm dụng tình dục. Nhưng giải quyết tình trạng này "hiện không phải là vấn đề ưu tiên" của chính phủ Anh, theo bà Swati Pande thuộc tổ chức NSPCC.

NSPCC thành lập Trung tâm tư vấn về vấn nạn buôn bán trẻ em (CCAT) vào năm 2007 và kể từ đó đã phồi hợp với chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận khác để giải cứu hơn 1.600 trẻ bị bắt làm việc tại các trại cần sa, theo Asia Times.

"Khoảng 20% trường hợp là trẻ em Việt Nam. Trong năm ngoái, chúng tôi đã giải cứu 90 trẻ Việt Nam khỏi đường dây buôn lậu", bà Pande cho hay.

Thông thường, các em được đưa khỏi Việt Nam bằng máy bay để tới Trung Quốc hoặc Nga rồi bắt đầu hành trình dài vài tuần để tới Calais (miền bắc nước Pháp). Sau đó, các em lại chờ trong các trại tạm bợ để được chuyển lậu, thường là bằng xe tải, vào Anh. Tại đây, các nạn nhân người Việt Nam phải trồng cần sa, làm việc như nộ lệ và thậm chí bị lạm dụng tình dục.

Bị ngược đãi, bỏ đói và đành ăn cần sa trừ bữa

cần sa anh

Một trại cần sa ở London. Ảnh: Reuters

Dù cần sa được xem là bất hợp pháp ở Anh kể từ năm 1928, theo thống kê của Cơ quan Theo dõi Ma túy Độc lập (IDMU), ước tính có tới 2,7 triệu người tiêu thụ hơn 1.000 tấn cần sa với số tiền gần 6 triệu bảng Anh mỗi năm, theo Reuters.

Cảnh sát London thừa nhận, cần sa tiêu thụ tại Anh là "cây nhà lá vườn" và chỉ trong 4 năm từ 2008 tới 2012, số lượng các nhà máy sản xuất cần sa tăng hơn gấp đôi lên gần 8.000. Các trại cần sa nằm rải rác khắp đất nước và cách xa các thành phố lớn để tránh radar theo dõi của lực lượng cảnh sát.

Báo cáo gần đây về nạn buôn bán trẻ em do tổ chức từ thiện Salvation Army công bố hồi tháng 10 đã mô tả cuộc sống kinh hoàng của T– một thiếu niên Việt Nam – trong trại cần sa ở Anh. Cha mẹ của em T qua đời khi em chưa tròn 11 tuổi. Em được một tu viện nhận nuôi sau đó.

Do đòi nợ gia đình T không được, một nhóm xã hội đen đã bắt cóc, trói T và cắt đứt các ngón tay em để cảnh cáo và đòi tiền chuộc. 

Sau đó T bị một kẻ buôn người Trung Quốc bắt cóc và đưa tới Anh trên thùng sau của xe tải. Tại trại cần sa, T bị ngược đãi, bỏ đói và thậm chí em buộc phải nhai cần sa thay thức ăn. 

Cậu bé được giải thoát trong một cuộc đột kích của cảnh sát và đưa em vào danh sách foster-care - chương trình bảo trợ tạm thời cho những trẻ em, thiếu niên mồ côi.

Nhưng sau đó, trong một lần tới trung tâm mua sắm, em lại bị một gã đàn ông Việt lừa gạt. Người này ép T làm việc như một nô lệ, liên tục đánh và nhốt em vào ban đêm. Sau đó, gã này bán em cho nhóm người làm việc ở một nhà kho.

Vào một ngày, T xin đi rửa xe và sau đó trốn thoát khỏi nhà kho. Em lập tức chạy tới đồn cảnh sát. Khi ấy, T 18 tuổi.

Năm 2013, em được đưa tới một trung tâm phục hồi dành cho những người bị bắt làm nô lệ (thuộc sở hữu của chính phủ Anh). Tuy nhiên, theo nhân viên của trung tâm, T vẫn canh cánh nỗi lo rằng em sẽ gặp lại kẻ buôn người năm xưa. Vào một ngày, cậu rời trung tâm để đi mua sắm và rồi không trở về nữa. Họ cũng không tìm thấy em kể từ đó.

Theo số liệu về nạn buôn người do Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia của Anh (NCA), số các vụ án hình sự liên quan đến buôn bán trẻ em Việt Nam cao thứ 2, chỉ sau Slovakia.

Tuy nhiên, trong khi trẻ em Slovakia bị bọn buôn người lợi dụng để đòi tiền trợ cấp, trẻ em Việt Nam thường bị chúng đưa tới những trại cần sa. Trong số 49 trường hợp nghi là nạn nhân của nạn buôn người Việt Nam mà NCA theo dõi vào năm 2014, 47 người làm việc trong các trại cần sa, và hơn một nửa số đó là trẻ em.

An An / Tintuc.com.vn

Tin mới:
Nhóm người Việt bị nghi sát hại đồng hương ở Đài Loan(17/04/2024)
Giới trẻ Việt ở Saint Petersburg tiếp nối giá trị truyền thống ngày Giỗ Tổ(15/04/2024)
Người gốc Việt đầu tiên trúng cử hội đồng nhân dân cấp quận ở Ba Lan(13/04/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập(11/04/2024)
Người Việt tại Hungary hướng về biển đảo quê hương(10/04/2024)
Ấn tượng Lễ khai giảng giai đoạn 3 chương trình Tiếng Việt vui(08/04/2024)
Sinh viên Việt Nam tại Pháp ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Hoàng Sa và Trường Sa(07/04/2024)
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main tổ chức Hội thảo về dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Đức(30/03/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan(30/03/2024)
Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga(24/03/2024)
Các tin khác:
Chiều sếp, chàng trai Việt nhảy giữa nhóm người Đức hút 6 triệu lượt xem(22/03/2024)
Nghi phạm vụ xe tải chở 7 người Việt nhập cảnh trái phép vào Anh không nhận tội(19/03/2024)
Tôn vinh nữ doanh nhân Việt tại Pháp(19/03/2024)
Người Việt đánh nhau ở chợ châu Á Berlin: Ba người đàn ông bị thương nặng (18/03/2024)
Trung vệ Việt kiều Hungary bắn tín hiệu về Việt Nam(17/03/2024)
Sinh viên Việt Nam "lan tỏa hồn tre" Việt Nam tại thủ đô Moskva(17/03/2024)
Chuyện thi Quốc tịch tại Hungary(11/03/2024)
Tiếng cười bên lớp học tiếng Việt tại Hungary(11/03/2024)
Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2026(11/03/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ - Mái ấm của chị em người Việt(11/03/2024)
Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ I diễn ra từ 9-10/3(06/03/2024)
Văn hóa Việt và môn võ Quán khí đạo tại Romania(03/03/2024)
Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh(23/02/2024)
Anh phạt tù thanh niên đưa 6 người Việt nhập cảnh trên nóc xe tải(22/02/2024)
Nữ điều dưỡng viên lưu giữ "hồn Việt" ở trời Âu(21/02/2024)
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời(21/02/2024)
Tết Giáp Thìn 2024 cùng du học sinh tại Grenoble(19/02/2024)
Đức: Hội người Việt tại thành phố Hamm khẳng định xây dựng cộng đồng vững mạnh(19/02/2024)
Sinh viên Việt Nam tích cực quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc(17/02/2024)
Tết sum vầy của người Việt ở Bồ Đào Nha(14/02/2024)
Người gốc Việt ra tranh cử ở Ba Lan(13/02/2024)
Người Hải Dương ở Nga giờ ra sao?(13/02/2024)
Cháy nhà tại Mỹ, gia đình người đàn ông gốc Việt chết thảm(11/02/2024)
Thư từ Đức: Ấm lòng Tết Việt xứ xa(09/02/2024)
4 người Việt bị cáo buộc trộm số quần áo trị giá 135.000 USD tại Nhật(07/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hy Lạp(07/02/2024)
Gói bánh chưng tại Hungary: Dịp ôn lại kỷ niệm tết Việt(07/02/2024)
Xuân Quê hương 2024 đoàn kết, gắn bó, hướng về đất nước tại Hà Lan(05/02/2024)
Ban liên lạc toàn cầu vì biển, đảo Việt Nam ​thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân(04/02/2024)
Hungary: Đoàn Đại sứ quán Việt Nam thăm, chúc Tết Hội Phật tử Việt Nam - chùa Tuệ Giác(04/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này