Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Nước mắt của robot android (16/05/2016)

“Nước mắt chảy xuôi” – ngạn ngữ Việt

Ấy là vào dịp hè năm 2030 – có một cậu bé cùng với người cha mình trên một chuyến bay về thăm bà nội. Không có ai đón họ khi họ từ phòng check-out ở sân bay Nội Bài. Hai cha con gọi tắc xi về Hà Nội. Đã hơn 10 giờ tối, đường đã vắng, hai bên đường những ngọn đèn vàng vẫn lặng lẽ tỏa sáng xuống mặt đường. Hai cha con họ trao đổi với nhau những câu ngắn sau một hành trình dài và đơn điệu.

-Ba ơi, bà nội có khỏe không ba?

-Bà vẫn khỏe và vẫn rất minh mẫn, lúc gặp bà con phải nói tiếng Việt cho trôi chảy vào đấy.

-Con biết rồi, ba cứ yên tâm đi, tiếng Việt của con đâu đến nỗi nào.

-Thế thì tốt rồi, con đừng có pha vào ô kê ô keo, no no yes yes gì với bà đấy nhé.

-Vâng ạ.

Chừng hơn nửa tiếng đồng hồ, hai cha con đã về đến cửa nhà. Hà nội đã vào đêm khuya, căn nhà lặng thinh và cũng không thấy còn ánh sáng phát ra.

-Ba ơi, bà nội đi ngủ sớm thế hả ba?

-Ba không biết, bà ít khi nghe điện thoại, mình nhấn chuông đi thôi.

“Ring, ring…, ring”. Một lát sau, đèn bật sáng, bà ra mở cửa và hai ba con mừng rỡ cất tiếng chào: ”Con chào mẹ, cháu chào bà ạ”.

“Bố con thằng Quốc đã về đấy ư? Vào nhà đi, ngoài trời nóng lắm đấy! Xem nào, cu Quốc của bà đã lớn thế này rồi ư? Đi đường có mệt không? Để bà xem có thứ uống gì  mát nhé, chờ bà một chút”.

“Bà để cháu làm cho, cháu làm được mà, bà nội”.

“Ừ nhỉ, cu Quốc cũng lớn rồi mà, đâu còn bé tí  nữa đâu”.

“Bà ơi, cả nhà con ai cũng nhớ bà, nhớ nhiều lắm ý. Mẹ con nói phải xin lỗi bà vì không về  vào dịp này được được vì đang bận công chuyện, nên chỉ có ba và con về thăm bà, còn con bé Hải Đường đang  tham dự trại hè quốc tế ở Sophia nên không về cùng ba con cháu với bà trong chuyến này được”.

“Không sao, bà không buồn đâu, còn những dịp khác nừa mà, lo gì”

“Bà ơi bà, bà có khỏe không, bà có còn tập thể dục dưỡng sinh nữa không hả bà?”

“Có chứ, nhưng không còn đều đặn được như hồi trước vì cái đầu gối của bà nhiều lúc hay dở chứng làm bà đi lại khó khăn hơn trước”.

Hai bà cháu cứ rủ rỉ, hết chuyện này rồi lại sang chuyện khác mãi không dứt. Ba cậu bé không nói gì, ông chỉ lẳng lặng kiếm bật lửa và rút thẻ hương, thắp nén hương thơm trên ban thờ gia tiên.

“Quốc ơi, lại đây vái lạy ông và các cụ đi con”

“Vâng ạ, để cháu lạy ông rồi cháu lại kể chuyện cho bà nội nghe, bà nhé”

Hai cha con họ chắp tay thành kính vái lạy tổ tiên, cầu mong mọi việc đều yên bình. Hai cha con nhìn lên di ảnh của ông nội, mắt họ ngấn lệ. Họ nhớ về năm ấy khi ông rời bỏ họ và thế gian này để đi về cõi vĩnh hằng.

“Hai bố con ăn tạm thứ gì rồi đi nghỉ đi, sớm mai bà dẫn hai  bố con ra mộ viếng ông nội, ngủ sớm đi, mai nói chuyện tiếp nhé”.

“Vâng ạ, con chúc mẹ ngủ ngon, cháu chúc bà nội ngủ ngon, dobrou noc ! “.

Sáng hôm sau, bà nội cùng hai bố con ra viếng mộ ông nội. Một nắm hương thơm và những tấm lòng thành kính trước mộ ông. Những làn gió nhè nhẹ đầu hè, những làn khói hương biến đi hòa vào không gian quê hương một cách huyền ảo. Ông đã đi trước bà, những hồi ức ùa về của một thời xưa ấy, ông bà còn rất trẻ, rồi theo thời gian, những đứa con xinh xắn chào đời và bây giờ là tiếp đến các cháu đang độ tuổi thanh xuân. Cuộc đời là thế.Trên đường về, cu Quốc hỏi bà bao nhiêu là chuyện, ba ngày bé thế nào, có nhõng nhẽo không và nhớ những kỉ niệm gì về ông nội. Bà nhìn về phía xa xăm và rành rọt kể. Ông bà đã có một cuộc tình bình thường như bao người khác, yêu nhau và cùng quyết tâm xây dựng cho mình một tổ ấm. Ông bà cùng du học và trở về quê hương, may mắn hơn nhiều bạn bè hồi đó. Rồi ba của Quốc chào đời, chị gái của ba Quốc được sinh ra trước đó, vất vả nhưng nhà lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Vui thế đấy, nhà mình không thể gọi là sung túc nhưng ông bà vẫn hài lòng. Chuyện về ba của cu Quốc, buồn cười lắm nhé, ngày tiễn ông nội đi học nghiên cứu sinh, ba của cháu cứ khóc đòi đi cùng, bà phải dỗ mãi mới nguôi đi đấy.

-Thế hả bà nội, ba cháu hồi bé cũng nhõng nhẽo quá nhỉ?

-Ờ, chả là mỗi khi đi ngủ, ba cháu đều đòi ông nội kể chuyện cổ tích thì mới chịu ngủ, chuyện đã lâu quá rồi mà.

Hai ba con cũng chẳng thể ở nhà với bà nội được lâu. Buổi chia tay rồi cũng đến.Bà không thể đi vì bà không còn khỏe, vả lại  biết lấy ai hương khói cho ông ở nhà. Mẹ con, bà cháu lại xa nhau. Ai cũng hy vọng nhưng chẳng nói trước được điều gì, họ đều có một mối lo.

Vài năm sau, cậu bé ấy giờ đây đã trưởng thành. Cậu tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin và đang làm việc cho một công ty chuyên sản xuất robot android – loại robot có hình dáng bên ngoài rất giống con người. Cậu có chỉ số thông minh IQ và chỉ số cảm xúc EQ rất tốt, một chàng trai mạnh mẽ, rất trách nhiệm, rất thương gia đình mình và luôn nhớ thương bà nội. Cậu bàn với ba mẹ là mang về cho bà nội một robot android vừa thông minh vừa có cảm xúc nữa. Theo cậu, bà nội  cũng như bao người già khác rất cần người thân bên cạnh để tâm sự, để chia sẻ vui buồn, để nhớ về những kỷ niệm thời son trẻ- người giúp việc không phải khi nào cũng làm tốt những điều ấy. Ý tưởng ấy của cậu được cả nhà ủng hộ nhiệt tình và cậu quyết tâm thực hiện.

Rồi cậu một mình về Việt Nam thăm bà nội và mang theo mình một cô robot android cho bà. Sau một thời gian huấn luyện ngắn, robot android đã thích ứng được với sứ mệnh mà cậu gửi gắm. Ngày ngày, robot android này trò chuyện với bà, giúp bà làm những công việc nhà, vệ sinh tắm rửa cho bà, nghe bà kể chuyện và rất  hiểu những cảm xúc vui buồn của bà, kể cả việc thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài. Từ ngày đó, bà nội của cậu vui khỏe hơn, bà luôn mỉm cười với cô cháu robot android và khen cô bé đảm đang quá.

“Đảm đang là gì hả bà?”

“Ồ, cháu ơi,đảm đang là thứ phụ nữ Việt thời nào cũng phải có, đó là sự tự giác,đó là tình yêu thương, không có ai ép buộc hết, tự nguyện làm và làm hết mình, làm cho người khác vui và người đó sẽ thấy vui, thấy mình thật hạnh phúc”.

“Cháu hiểu rồi, cháu ngộ ra rồi, cháu là cháu của bà mà phải không bà?”

“Đúng rồi, cha mẹ cái nhà cô này, nói hay lắm, không phải cháu bà thì là cháu ai?”.

Một ngày kia, bà thấy mệt trong người, bà vẫy tay robot và nói rỉ tai với robot:

“Bà xắp đi gặp ông đây, cháu gọi cho ba con thằng Quốc rằng bà chào chúng nó nhé, đừng có quên đấy!”

“Vâng ạ, cháu sẽ gọi ngay đây bà ạ, bà đừng làm cháu sợ!”

Cô bé robot android vội lấy tay lau vội nước mắt và vội vã nhấc máy gọi điện báo tin dữ.

Hà Nội, tháng 5/2016.

Ngô Khánh Vân.

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này