Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Cô giáo tôi (30/11/2015)

Đến hẹn, chúng tôi những học sinh cũ lại đến thăm các thầy cô giáo cũ nhân ngày nhà giáo 20 tháng 11. Hôm đó, vào một ngày cuối thu, chúng tôi - những học sinh già - đến thăm cô giáo cũ dạy chúng tôi môn Trung văn, bây giờ gọi là môn tiếng Trung. Trời đẹp nắng dịu, thỉnh thoảng xen một cơn gió nhẹ, những đám mây trắng êm ả nhè nhẹ trôi trên nền trời xanh biếc. Sau tiếng chuông báo có khách, cô chậm rãi ra mở cửa và vui vẻ mời chúng tôi vào nhà.

-  Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, chúng em những học sinh cũ của cô đến thăm cô, chúng em chúc cô dồi dào sức khỏe, chúng em có chút quà nhỏ và bó hoa lay ơn xin được tặng cô.

Anh bạn đồng học, trước là lớp trưởng hồi phổ thông thay mặt lớp cũ kính cẩn tặng hoa cho cô.

-  Cô cảm ơn các em, mời các em ngồi uống nước.

Cô trò chúng tôi chuyện trò rôm rả, chuyện ngày xưa và cả chuyện hôm nay. Thấm thoắt thế mà đã hơn 50 năm ngày chúng tôi ra trường. Cô đã già đi nhiều, tóc đã bạc trắng, bước đi đã chậm chạp, nhưng vẫn giữ được phong thái điềm tĩnh như xưa.

- Thưa cô, cô còn nhớ tên em không ạ?

- Anh T này thì cô nhớ, còn em thì cô chịu.

- Cũng bình thường thôi cô ạ, trò nhớ tên thầy cô chứ thầy cô làm sao nhớ hết được tên trò.

- Thế bây giờ em sống ra sao?

- Dạ thưa cô, em đã lên chức ông nội ngoại cả rồi, đứa thì ở nhà, đứa thì sống ở nước ngoài, nói chung vẫn ổn cô ạ.

- Còn cô thì đã lên đến chức cụ rồi, chắt nội chắt ngoại đầy đủ cả, có đứa ở nhà, cũng có đứa thì cả nhà đang làm ăn và sinh sống ở nước ngoài, thời bây giờ như thế hiếm gì.

Cô chuyên nước chè mời chúng tôi và câu chuyện cô - trò lại tiếp tục, cả chuyện xưa và cũng có cả chuyện bây giờ. Nhìn lên ban thờ có di ảnh của người chồng đã khuất bóng, cô nói tiếp.

“Ông nhà cô đã đi được hơn một năm rồi, một người cũng tài hoa nhưng cũng lắm gian truân. Là một cô gái Hàng Đào - gốc người Đình Bảng -, cô đã  chọn ông ấy, cuộc sống ngày ấy thật là quá vất vả. Hai vợ chồng đều là giáo viên, đông con, thôi thì vừa dạy học vừa làm đủ nghề để sống. Làm thuê, cấy thuê, nhổ cỏ thuê … miễn là có thêm thu nhập… làm đủ thứ công việc chẳng liên quan gì đến việc dạy học cả.”

Để cô bớt xúc động, chúng tôi lái sang chuyện khác.

- Chúng em học Trung văn mấy năm cô dạy nhưng bây giờ quên hết cả rồi, bây giờ chỉ có thể nói câu chào “nỉ hảo” hay “zhai chen, zhai khuây” thôi.

- Ờ, mà nhớ đến đoạn cô đi Quế Lâm học tiếng Trung, ông ấy phải ở nhà đợi cô đấy. Sau ngày lấy ông ấy, nhiều lúc cũng tâm tư lắm, cô nghĩ ông ấy như ông trời vậy.

- Thế hả cô? Chúng tôi đồng thanh hỏi lại.

- Cô bị ảnh hưởng của nho giáo Trung quốc, này nhé, chữ “PHU” còn có nét cao hơn cả chữ “THIÊN”. Cô cười hóm hỉnh.

Anh lớp trưởng tưởng tôi không hiểu nên giải thích thêm bằng câu thơ của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương:

“Duyên thiên chưa thấy nhô đầu mọc (*)???

Tôi vội ngắt lời anh vì nếu đọc thêm nữa, ắt có thể chuyển sang một chủ đề xã hội khác, rất nhạy cảm.

- Tôi hiểu rồi, chữ “THIÊN” chỉ nhô lên một chấm là thành chữ “PHU”, thiên là trời, phu là chồng. Thưa cô, em nghĩ rằng, mỗi người đều có một thế giới riêng cho mình và mọi người nên biết và hiểu điều đó, chỉ có như thế - tôn trọng sự khác biệt mới thực sự bình đẳng.

Ngày xưa thế chứ bây giờ lớp trẻ không chịu thế đâu.

Cô kể, khi các em con cô đã phương trưởng, ông nhà cô mắc phải bệnh tim, từ đó cho tới lúc về cõi vĩnh hằng, bao nhiêu năm qua ông sống bằng tim nhân tạo chứ không phải trái tim mình. Tôi vội nêu quan điểm của mình để tránh cho cô bị xúc động quá mức, không có lợi cho người già.

- Thưa cô, em là dân kỹ thuật, trái tim chỉ là cơ quan cung cấp máu để nuôi cơ thể, quan trọng là bộ não - tôi tư duy tức là tôi tồn tại. Nhưng nhịp đập của trái tim cũng thể hiện những trạng thái cảm xúc, em không nghĩ là trái tim lại quyết định làm thay đổi cảm xúc được.

Cô không nói gì thêm và chúng tôi lại nhâm nhi chén trà nóng cô vừa rót.

Bên ngoài, trời vẫn nắng, những làn gió thu vẫn nhè nhẹ thoảng qua, những đám mây trắng vẫn lãng đãng trôi trên bầu trời thu xanh thẳm.

Cô kể tiếp với giọng đều đều và chậm rãi. Ông ấy cũng lãng mạn lắm, cứ đến kỷ niệm ngày cưới, ông đi tận làng hoa, chọn những bông hoa thật tươi, gói cẩn thận về tặng vợ. Thế nhưng cũng có lúc ông ấy khiến cô tức điên. Khi đã nghỉ hưu, công việc không còn bận rộn, cô ngồi viết lại những câu chuyện về đời mình, về chồng, về con. Dù có thế nào, đối với cô, đời vẫn tràn đầy những kỷ niệm.

Tôi tò mò hỏi cô:

- Thế cô đã viết được nhiều chưa ạ?

- Cô viết tay thôi, cũng chẳng đong đếm gì, sau này mình có đi thì chúng nó muốn đọc thì đọc, in ấn mà làm gì.

Cô kể tiếp. Thế mà ông ấy đòi đọc bằng được xem cô viết gì về ông ấy. Cầu mong linh hồn ông được thanh thản. Chúng tôi không tiện hỏi thêm, chỉ chờ cô nói tiếp. Cao hứng, cô đọc cho chúng tôi nghe những câu thơ viết về những đứa con hồi nhỏ:

“Mẹ nuôi các con chỉ bằng khoai bằng sắn

Nhưng đứa nào cũng mũm mĩm đẹp xinh”

Bây giờ - cô  tâm sự - tuổi đã cao, tuy có con ở cạnh nhưng cũng phải lo sức khỏe cho mình, ngày ngày đọc kinh niệm Phật, phải đọc to và cô thấy có phép mầu nhiệm như luyện trí luyện tâm vậy. Cô kể, cô đã sang Berlin thăm con, muốn thấy máu của con mình còn ở đâu trên bức tường ấy, nhưng cô không chịu được lâu vì không quen, cả khí hậu lẫn văn hóa sống và cô phải về. Cô nhớ lại chuyến ra đi tìm cách đổi đời của những đứa con mình lội tuyết trong rừng từ Séc sang Đức trong bộ phim nhiều tập “Hai phía chân trời”.

Trời đã đứng bóng, là lúc người già cần nghỉ ngơi, chúng tôi xin phép cô ra về. Cô tiễn chúng tôi ra tận cửa, cơn gió thoảng qua, mái tóc cô như sương thoáng bồng bềnh, cô chào chúng tôi và dặn:

- Lúc nào rỗi cô mời các em lại đến.

Hà Nội, tháng 11/2015.

NKV

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này