Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Đôi dòng cảm nhận về bài thơ Mùa đi của Thế Sáng (03/09/2014)

Đọc bài thơ “Mùa đi“ của Thế Sáng, ta bắt gặp tâm trạng hoài niệm trong bài thơ tình, khá lãng mạn.

Ảnh: Thế Sáng (Berlin)

Theo quy luật của vũ trụ, mùa đến rồi đi, Hạ qua thì Thu tới. Bốn mùa thay đổi: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong bốn mùa ấy, có lẽ mùa Thu buồn hơn cả nên tác giả mới buồn khi mùa Hạ qua mau. Buồn nhưng không ủy mị, nuối tiếc nhưng không kêu gào, thất vọng nhưng không oán trách, không giận hờn ai, chỉ tiếc thôi! Tiếc nuối một mùa đã qua và một bóng hình nào đó ẩn hiên  trong hình bóng của quê hương có tiếng cuốc gọi Hè và những tiếng ve ngân vang dưới  nắng vàng rực rỡ. Phải chăng, đó là  bóng hình một người con gái, tâm điểm của sự nhớ nhung tiếc nuối trong cảnh tình:

Mùa vừa về... lại lặng lẽ ra đi

Lòng chưa ấm đã trở thành quá khứ!

Đã vụt tắt khi tình vừa bén lửa

Chưa kịp say, đã cạn hết mùa rồi.

Thời gian thì trôi nhanh, mối tình thì chớm nở. Chao ôi! Vừa chớm nở có lẽ đã thành dang dở như mùa Hè vừa mới về đã lặng lẽ ra đi.

Hình ảnh của mùa hè được tác giả đưa vào thơ mà chỉ có ai đã từng ở quê mới ngấm hết điều đó. Bài thơ được viết ở nơi xa xứ - ở Berlin xa quê vạn dặm… những câu thơ cứ cứa vào vào nỗi nhớ quê, nơi đó ta đã một thời từng đội nắng đội mưa.

Ai cũng biết mùa Hè mang lại hơi ấm cho mọi người trên xứ tuyết. Đối với cộng đồng người Việt, nó còn là hơi ấm của quê hương rực rỡ nắng vàng, nét đặc trưng của Việt Nam yêu quý. Còn ở đây, mùa Hè lại vô cùng ngắn ngủi. Vừa chợt đến đã qua mau làm tác giả nuối tiếc, nhớ nhung hơi ấm của thiên nhiên  như hơi âm tình yêu vừa mới bừng lên đã vụt tắt làm hẫng hụt, như mất đi một nủa hương vị cuộc đời. Sự mất mát ấy càng tăng thêm nỗi nhớ nhung, khát khao, luến tiếc. Tác giả càng muốn quên thì lại càng thêm nhớ. Câu thơ đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, cụ thể hóa cái trừu tượng qua hình ảnh "cài then"  đã làm cho câu thơ có sức gợi tả, gợi cảm. Gây được ấn tượng cho bạn đọc.

Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của cố thi sỹ Huy Cận cũng sử dụng hình ảnh “Cài then”  để ví ngầm cánh cửa của biển đêm:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa.

Còn Thế Sáng thì ví ngầm cánh cửa tình yêu. Tôi nghĩ thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ này, vừa là kế thừa, vừa là sáng nét tư duy sáng tạo. Cánh cửa ấy vừa mới mở ra đã khép lại. Khép lại nhưng không cài then bởi còn da diết nhớ nhung.

Cửa vẫn ngỏ để đón mùa nắng tới

Mùa qua rồi! Một nửa còn trông đợi

Muốn cài then nhung nhớ chẳng cho cài

Bài thơ mở ra trong niềm tin yêu hy vọng:

Mùa sẽ về, tôi nhủ lòng tôi mãi

Chờ đợi thôi, năm tới đón Hè về!

Đón Hè về hay đón hơi ấm của tình yêu vừa chớm nở đang ở phía chân trời vời vợi xa xôi? Câu thơ mang nhiều tầng ý nghĩa gợi cho chúng ta nhiều sự liên tưởng. Đây cũng là điểm thành công của Thế Sáng trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh.

Tựa đề là “Mùa đi” nhưng lòng người thì nứu lại có phải thế không tác giả -  người mà có những bài thơ đã chiếm được cảm tình của bạn đọc./.

Mùa đi

Hết Hè rồi nhớ lắm tiếng cuốc kêu

Con ong mật, ngại bay hơn mọi bữa

Cánh chuồn chuồn lại dùng dằng ngưỡng cửa!

Tiếng ve sầu ngân mãi bản tình si?

 

Mùa vừa về... lại lặng lẽ ra đi

Lòng chưa ấm đã trở thành quá khứ!

Đã vụt tắt khi tình vừa bén lửa

Chưa kịp say, đã cạn hết mùa rồi…

 

Nắng mới bừng đã vội tắt hè ơi!

Cửa vẫn ngỏ để đón mùa nắng tới

Mùa qua rồi! Một nửa còn trông đợi

Muốn cài then nhung nhớ chẳng cho cài

 

Mùa này đi, mùa khác đến mốt mai?

Sợi nắng bện cho chúng mình gần lại

Mùa sẽ về, tôi nhủ lòng tôi mãi

Chờ đợi thôi, năm tới đón Hè về!

 

Berlin cuối Hạ 2014

Thế Sáng

Bùi Nguyệt

Chemnitz, CHLB Đức (quehuongonline)

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này